Có nên làm phanh phụ khẩn cấp cho xe khách?

Sử dụng thêm một miếng đệm cao su như chắn bùn ở phía trước bánh, trong trường hợp khẩn cấp sẽ trở thành hệ thống phanh phụ.

Gần đây có rất nhiều trường hợp xe khách mất phanh (thắng) khi đổ đèo và xảy ra nhiều tai nạn thương tâm khi tài xế phải cho xe va chạm vào vách núi để giảm thiểu thiệt hại.

Thiết nghĩ tại sao chúng ta lại không chế tạo thêm phanh phụ hoàn toàn dùng lực cơ học, không phụ thuộc vào hệ thống trợ lực bằng dầu, bằng hơi và chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Ta có thể hình dung như sau: cần một miếng cao su có ma sát lớn đặt gần 2 bánh sau của xe tải, xe khách. Lúc bình thường nó gần giống như miếng chắn bùn đặt ở phía trước của chiều quay bánh xe. Trong trường hợp khẩn cấp, người lái đạp chân phanh phụ và miếng lót này sẽ bị bánh xe cuốn theo đến khi chạm mặt đường và nó sẽ thay thế bề mặt của bánh xe để tiếp xúc xuống đường.

Khi đó trọng lực phía sau của chiếc xe sẽ đặt trên miếng lót này và nó trượt xuống đường tạo ra ma sát trượt lớn để xe giảm tốc khẩn cấp. Lưu ý là lực đạp để miếng lót này chèn vào bánh xe ko lớn nên tài xế hoàn toàn có thể đạp được bằng chân bình thường. 

Đó là cơ chế chung nhất, nên biến đổi cho phù hợp khi đi vào sản xuất. Mong các bạn cùng chia sẻ thêm những ý tưởng để việc chế tạo hệ thống phanh phụ trở thành hiện thực.

thu
thu
Trả lời 9 năm trước

Mình có thể góp ý với bạn như sau:
1. Để tạo ra lực tác động lên bánh xe hãm bánh xe lại, cần lực rất lớn do đó người ta có bộ trợ lực thủy lực hoặc khí nén hoặc cơ cấu cơ khí để khuếch đại lực bàn đạp từ tài xế tới cơ cấu phanh tạo ra lực phanh. Áp lực này có thể tới hàng chục hoặc hàng trăm (10^6 N/M^2) tùy theo tải trọng và vận tốc xe. Trong khi đó sức người tác động tới cơ cấu phanh cơ khí đơn thuần lực tạo ra rất nhỏ từ vài chục tới vài trăm Newton, không thể tạo lực đủ lớn để hãm xe lại. Cơ cấu phanh dùng cáp (cơ học hoàn toàn) hiện có trong các ô tô hiện nay, chỉ có tác dụng dừng, đỗ xe ở các vị trí dốc (Phanh tay). Do đó việc tạo ra một hệ thống phanh phụ dẫn động cơ khí đơn thuần không đáp ứng được khả năng phanh
2. Tấm cao su bạn nói, khi bị cuốn đi. Không điều gì chắc chắn là nó sẽ cuốn vào bánh xe (để bánh xe đè lên), nó hoàn toàn có thể bị văng ra ngoài. Bên cạnh đó khi bánh xe trước bị TRƯỢT thì xe bị mất lái, người lái xe không thể điều khiển xe theo hướng mình muốn. Nếu bánh xe sau bị trượt, lại càng nguy hiểm hơn, xe có thể bị lật. Các trường hợp trên đều nguy hiểm khi điều khiển trên đường đèo
3. Mình góp ý với các bác tài:
+ Kiểm tra hệ thống phanh: nhìn thấy có chỗ nào ướt, bám bụi gần xy lanh phanh--> kiểm tra thường xuyên
+ Khi đi lên đèo, xuống đèo: Sắp xếp hàng hóa, hành khách phân bố đều theo xe chiều dài xe, không xếp nghiêng về bên nào, đầu hoặc đuôi xe
+ Đi số thấp, không phanh gấp, phanh nhấp (nhấp nhả) theo kinh nghiệm
+ Kiểm soát tốc độ xe khi xuống dốc
+ Bảo dưỡng ở các cơ sở uy tín: Các má phanh gara thường thay có xuất xứ không rõ ràng,
Nhãn thì Nhật nhưng là hàng Đài Loan hoặc Trung Quốc