Cục dự trữ liên bang Mỹ hay Bộ tài chính Mỹ được quyền phát hành tiền?

Có ba chức năng chính của NHTW là phát hành tiền tệ , ngân hàng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng của chính phủ. Vâỵ cho tôi hỏi cục dữ trữ liên bang Mỹ đảm nhiệm chức năng phát hành tiền hay là Bộ tài chính Mỹ đảm nhận việc này? Thank U so much![;)]
Tôi yêu VN
Tôi yêu VN
Trả lời 14 năm trước
Giấy bạc dự trữ liên bang là các giấy nợ (IOU) từ FED tới người mang nó và cũng là các tài sản nợ, nhưng không giống như hầu hết các giấy nợ, chúng hứa trả cho người mang nó chỉ bằng các giấy bạc Dự trữ Liên bang, nói cách khác FED thanh toán các giấy nợ IOU bằng các IOU khác. Một câu hỏi đặt ra là các ngân hàng trung ương khác - các ngân hàng trung ương của chính phủ khác gì với ngân hàng trung ương Mỹ. Họ cũng in tiền ra cho chính phủ tiêu đấy thôi, và chính phủ đảm bảo bằng công trái. Điểm khác biết lớn nhất, rõ ràng nhất là khoản lãi chính phủ trả cho Ngân hàng Trung ương không thuộc về một số ít người. Khoản lãi này suy cho cùng cũng là thuộc về người dân mà thôi. Trước đây việc phát hành tiền phải được đảm bảo bằng vàng, chế độ bản vị vàng thống trị hệ thống tiền tệ đã không gây ra tình trạng này nhưng rồi nó bị xóa bỏ để các nhà tài phiệt phố Wall thi nhau bóc lột của cải của nhân dân thông qua nạn lạm phát tiền tệ. Chính nó đã tạo ra điểm khác biệt giữa tiền giấy không có vàng hoặc bạc đảm bảo - tiền luật định và tiền đuợc đảm bảo bằng vàng hoặc bạc. Chỉ cần khống chế được quyền phát hành tiền tệ của một quốc gia, tôi sẽ không phụ thuộc vào bất cứ thứ pháp luật nào do ai đặt ra. Mayer Rothschild Có rất nhiều loại tiền nhưng tựu chung lại thì chỉ có hai loại đó là tiền vay mượn và tiền phi vay mượn. Tiền vay mượn là tiền pháp định đang lưu thông hiện nay mà thành phần chủ yếu của hệ thống tiền tệ pháp định này là các khoản vay mượn tiền tệ hóa của chính phủ. Ngược lại tiền phi vay mượn là có vàng, bạc đảm bảo. Để làm rõ hơn vấn đề chúng ta nên quay lại thời kỳ trước năm 1971 để tìm hiều về bản vị vàng. Tiền tệ là thước đo căn bản nhất của nền kinh tế, mọi thứ đều có thể đo lường bằng tiền tệ và tiền tệ cũng là phương tiện tích lũy giá trị của người dân. Bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng. Dưới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu. Các chính phủ sử dụng thước đo giá trị cố định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt của chính phủ nước khác bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định (lượng tiền mặt lưu hành, tỷ giá quy đổi ...) Những người ủng hộ chế độ bản vị vàng cho rằng hệ thống này đề kháng được sự bành trướng tín dụng và nợ nần. Không như chế độ tiền luật định (không có vàng bảo đảm), đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ không cho phép chính phủ tùy tiện in tiền giấy. Alan Greenspan - cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang trong 19 năm, và nhà kinh tế học vĩ mô Robert Barro đã chỉ ra vàng mới là thước đo chuẩn cho giá cả. Năm 2000, Greenspan đã phát biểu: "Nếu anh sống trong chế độ bản vị vàng hoặc một cơ chế khác mà các ngân hàng trung ương không có quyền thao túng, thì hệ thống đó vận hành một cách tự động. Lý do mà có rất ít sự ủng hộ bản vị vàng đó là những hệ quả của sự tự điều chỉnh đó không được coi là thích đáng ở thế kỷ 20 và 21. Tôi là một trong số ít người vẫn còn cái nhìn lưu luyến về chế độ bản vị vàng ngày xưa, anh biết điều này rồi, nhưng tôi vẫn phải nói với anh, tôi ở trong đám thiểu số giữa các đồng nghiệp vẫn tranh luận về vấn đề này." Hệ thống tiền tệ ngày nay dựa vào đồng đôla Mỹ như một đồng tiền để neo vào, đồng tiền mà các giao dịch lớn được đo lường. Thay vào bản vị vàng giờ đây chúng ta có bản vị đôla - chúng ta có thể chuyển đổi các đồng tiền với đồng đôla. Có điều từ khi hệ thống tiền tệ thế giới tách ra khỏi sự ràng buộc của vàng thì cho tới nay đồng đôla Mỹ đã giảm giá tới 94%. Đồng đôla Mỹ không còn là đồng tiền dự trữ hữu hiệu và an toàn nữa vì nền kinh tế Mỹ đang suy yếu, tổng nợ nước Mỹ đã tăng quá cao. Một con nợ khổng lồ như nước Mỹ thì chẳng ai dám mạo hiểm nắm giữ giấy nhận nợ của nó cả. Có 2 sự khác nhau căn bản giữa bản vị vàng và bản vị đôla là không có sự đảm bảo đổi lại với đồng tiền nội địa. Mức cung tiền nội địa của Anh, Pháp, hay bất kỳ một quốc gia khác không cần có mối liên hệ với đồng đôla Mỹ. Thứ hai là do Mỹ có thể "in" tiền đôla để chi trả nợ, và một khi các quốc gia khác đã có một lượng dự trữ đôla ổn định thì nền kinh tế thế giới sẽ tràn ngập đôla và tất yếu lạm phát sẽ xảy ra. Dưới chế độ bản vị vàng lượng cung ứng tiền sẽ chỉ tăng cùng với lượng vàng khai thác được nên cả nền kinh tế thế giới sẽ ít chịu lạm phát. Việc xóa bỏ bản vị vàng để áp dụng tiền pháp định không có đảm bảo đã tước đi quyền lợi chính đáng của người dân. Khi không tin tưởng vào đồng tiền mình có họ đáng nhẽ ra phải có quyền đổi lấy vàng - vàng là sản phẩm từ thiên nhiên và có hạn chứ không như tiền - một thứ rất dễ mất giá trị. Rõ ràng việc FED phát hành ra tiền từ chỗ họ không có gì trong tay và thu được tiền lãi khổng lồ từ chính phủ Mỹ là một trong những sự thật vô lý hiện hiện trước mắt chúng ta. Nhìn bề ngoài thì FED không "tham lam nuốt trọn" toàn bộ thu nhập nó tạo ra mà lại rất "tốt bụng" khi gửi lợi nhuận sau khi chia cổ tức vào Bộ Tài chính. Phải chăng các ngân hàng Dự trữ Liên bang chỉ cần mức cổ tức chi trả 6%/năm thôi? Mục đích ở chỗ FED nhờ vào khoản tiền gửi đấy mà có được lợi thế không chịu sự kiểm soát từ chính phủ liên bang như các cơ quan nhà nước khác. Đặc quyền! Nắm quyền lực về kinh tế ắt có ảnh hưởng chính trị, rồi sẽ có lúc quyền lực chính trị sẽ thuộc về tay FED chăng? Thêm vào đó, các ngân hàng đã bội thu từ hoạt động của mình, khoản thu nhập của FED chia ra không đáng là bao so với số lợi nhuận khổng lồ họ thu được. Chúng ta hay cùng xem xét một số chính sách tiền tệ của FED để hiểu rõ vấn đề này.