Pin, tại sao lại chết?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Pin luôn là một vấn đề nhức nhối cho bất cứ một thiết bị điện tử nào, có thể bạn hạnh phúc với chiếc máy của mình, nó tốt, nó đẹp, nó thời trang nhưng rồi thiết bị đó cũng sẽ ngừng hoạt động vào một ngày nào đó. Lý do ư, nếu máy không hỏng thì pin cũng sẽ hỏng (chai) và bạn gần như không thể tìm được một viên pin có dung lượng, cấu trúc, giao tiếp tương đương để thay thế. Vậy tại sao pin lại hỏng? Để tìm hiểu về vấn đề này, trước hết chúng ta cần biết nguyên tắc hoạt động của nó.

Nguyên tắc hoạt động:
Chúng ta sẽ chỉ nhắc đến pin sạc ở đây thôi, đặc biệt là loại pin Lithium Ion được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các thiết bị điện tử. Loại pin này là sự kết hợp của cực âm (cathode, làm từ lithium) và điện cực dương (anode làm từ carbon). Khi bạn sạc pin, nguồn điện sẽ đẩy lùi ion từ cathode sang anode và lưu trữ tại đây. Quá trình sử dụng đi theo chiều ngược lại, ion sẽ đi từ anode quay trở lại cathode để tạo ra năng lượng. Tất nhiên, đây là cách nói hình tượng cho dễ hiểu còn trong thực tế, việc tái tạo năng lượng là hàng loạt các phản ứng hóa học khác nhau diễn ra đồng thời.

Vậy tại sao Lithium lại được sử dụng? Đó là vì đây là một trong những nguyên liệu phù hợp nhất cho việc chế tạo pin, nó nhẹ, gọn, lưu trữ được nhiều năng lượng trong một lần sạc và có thể tái sử dụng hàng trăm lần trước khi hỏng. Pin Lithium có thời gian sử dụng lâu nhưng con số này cũng có giới hạn của nó.

Tại sao pin hỏng?
Pin đã bắt đầu quá trình hỏng của mình ngay từ giây phút đầu tiên nó rời khỏi nhà máy. Đây là một chân lý mà bạn phải hiểu và không thể làm cách nào để khắc phục điều đó. Xin hãy lưu ý rằng ngay cả khi bạn ít sử dụng, chỉ sạc vài lần trong năm thì cũng không có cách nào cứu được những viên pin Lithium Ion này đâu. Nếu bạn sử dụng pin thường xuyên (dùng không cẩn thận, sạc ẩu) thì có thể những viên pin này không sống được đến 2 năm tuổi (pin mất từ 1/3 dung lượng trở lên sẽ được coi là pin chai). Không một phản ứng hóa học nào là hoàn hảo, nó sẽ gây ra hiện tượng mất năng lượng, từ đó dẫn đến các hệ quả không mong muốn. Nguyên lý hoạt động của pin vốn dựa trên các phản ứng hóa học tất nhiên cũng không là ngoại lệ.

Ông Isidor Buchman, chủ tịch công ty chuyên về chuẩn đoán và phân tích pin là Cadex cho biết: "Các phản ứng hóa học khi sạc và xả pin sẽ làm phát sinh tạp chất và chính lượng tạp chất này là tác nhân làm cản trợ sự di chuyển của luồng ion di chuyển, qua đó làm cho pin bị chai và thậm chí là không thể sử dụng". Ông này cũng nói thêm là các tạp chất này xuất hiện rất nhiều trên bề mặt của các điện cực.

Để cho dễ hiểu hơn thì chúng ta sẽ đi sâu hơn một chút. Những gì mà Buchman nói có nghĩa là các sự cho và nhận ion liên tục của vật liệu lithium sẽ làm cho cấu trúc của chúng bị biến đổi, khó lòng tiếp nhận các đợt trao đổi ion tiếp theo. Hệ quả là các cathode vốn được làm từ lithium sẽ bị thoái hóa từ từ bởi những phản ứng hóa học không thể tránh được. Nó cũng gần tương tự như việc bạn liên tục nhúng một miếng vải xuống nước rồi vắt trong khoảng 100 lần hay hơn thế, tất nhiên là miếng vải đó sẽ bị xơ cứng và không còn dùng được.

Không chỉ có vậy, sự lặp đi lặp lại của các phản ứng hóa học bên trong viên pin sẽ tạo ra những mảng kim loại hòa tan không mong muốn ở cathode và một phần nào đó ở cả adode nữa. Các chất điện phân trong pin thường có xu hướng phân hủy sau một thời gian dài. Các hợp chất này sẽ bị oxy hóa ở cathode và tạo ra những mảng gỉ nhằm chặn đường di chuyển của ion, một hiện tượng mà bạn sẽ quen thuộc hơn với cái tên "sự ăn mòn". Hệ quả xảy ra cho viên pin thật đáng sợ, hàng loạt các điện cực già cỗi, chất điện phân bị phân hủy và một bề mặt bị ăn mòn.

Theo Buchman, sự phân hủy trên là một phần của tất yếu của công nghệ chế tạo pin trong thời điểm hiện tại. Nhưng có lẽ mọi việc cũng chưa đến mức tệ quá mức. "Người dùng không muốn bỏ ra quá nhiều tiền, do vậy mà pin phải rẻ đủ để ai cũng có thể tiếp cận. Những viên pin này cũng phải có khả năng hoạt động trong một thời gian dài vì không ai có thể sử dụng một máy tính xách tay hay điện thoại với thời lượng pin chỉ 1 tiếng. Nhưng một mức giá rẻ không cho phép các nhà sản xuất chế tạo ra những sản phẩm với nhiều cải tiến, người dùng không muốn mang theo một viên pin lớn hơn và những viên pin hiện tại chính là câu trả lời cho việc đó. Có thể coi đây là một sự đánh đổi của chúng ta vậy.

Hơn thế nữa, vòng đời của những thiết bị điện tử đã bị rút ngắn đi khá nhiều. Hầu hết chúng ta đều đổi điện thoại sau 2 năm, khi mà hợp đồng hết hạn và dễ dàng có được một chiếc điện thoại mới (ở Mỹ). Và đối với rất nhiều người tiêu dùng, một chiếc máy tính xách tay cũng nhanh chóng trở nên lỗi thời trong khoảng thời gian đó. Hãy nghĩ thế này và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn với những nhà sản xuất pin: chiếc máy nghe nhạc của bạn vẫn làm việc tốt sau 2 năm hoạt động nhưng bạn vẫn muốn mua một chiếc máy mới đúng không? Chiếc máy tính MacBook 13 inch đời đầu vẫn chạy tốt nhưng tại sao ta lại không bán nó đi để mua một chiếc MacBook Air mới thời trang hơn nhỉ? Đó chính là những lý do vì sao chúng ta không nhắc nhiều về tuổi thọ của pin cho dù nó khá là tệ lậu và nghiêm trọng.

Một tương lai tươi sáng hơn:
Theo Buchman, giới hạn về số lần sạc của một viên pin lithium ion đã gần đi đến mức giới hạn của nó nhưng chúng ta vẫn còn cả một chân trời mới để khám phá về những công nghệ khác. Hầu hết các nghiên cứu gần đây đều tập trung vào cathode bởi vì vật liêu sử dụng chế tạo adode gần như không đổi, vẫn là các-bon như từ trước đến nay. Dù vậy thì một số nhà khoa học vẫn đã bổ sung thêm silicon và adode nhằm đạt được mật độ lưu trữ năng lượng cao hơn hiện tại.

Hơn nữa, sự phát triển của xe điện/xe lai (hybrid) cũng tạo tiền đề cho việc nghiên cứu pin. Không giống với các nhà sản xuất máy tính, những công ty ô tô không thể bán cho khách hàng một chiếc xe sẽ hỏng chỉ trong vài năm ngắn ngủi, chính vì vậy mà càng ngày càng có nhiều tiền được đưa vào quá trình nghiên cứu để pin trở nên mạnh mẽ hơn, dung lượng lớn hơn và đặc biệt là có thời gian sử dụng lâu hơn.

Và ngay cả thói quen của người dùng tiêu cũng có thể thay đổi (phần này dành cho thị trường Mỹ). Khi mà các hợp đồng điện thoại trở nên dài hơn, biến mất hay cuộc đua về cấu hình chậm lại, có thể khách hàng sẽ không phải "khổ sở" tìm kiếm thiết bị mới nữa và họ sẽ cần một sản phẩm có vòng đời lâu hơn. Và như các nhà sản xuất xe hơi đang phải vật lộn với công nghệ pin, các nhà sản xuất thiết bị điện tử cũng sẽ phải thế thôi.

Trong khi chờ đợi các nhà sản xuất cải thiện thì chúng ta vẫn phải sống chung với lũ, chính vì vậy mà sẽ có một bài viết khác hướng dẫn bạn sử dụng pin làm sao cho hợp lý, tối ưu hóa thời gian sử dụng cũng như vòng đời của nó. Bạn hãy chờ nhé!

Thanh Nhã
Thanh Nhã
Trả lời 13 năm trước
Pin điện thoại, một bộ phận được coi là linh hồn của chiếc máy nhưng đôi khi không được chúng ta để ý chăm sóc. Mọi chức năng của điện thoại sẽ tê liệt nếu chẳng may pin máy gặp trục trặc ngay khi bạn chưa thể có pin thay thế.



Vì lý do này, chăm sóc pin điện thoại di động để tuổi thọ pin lâu dài là một điều cần thiết. 12 mẹo nhỏ sau rất dễ áp dụng sẽ giúp bạn tránh khỏi rắc rối do pin.

1. Tắt điện thoại

Bạn nên tắt điện thoại nếu đang ở một nơi khó bắt được sóng hoặc ít sóng. Nếu điện thoại được bật lên trong khi nó phải liên tục tìm kiếm tín hiệu sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng từ pin.

2. Sử dụng bộ khuếch đại tín hiệu (Repeater)

Nếu bạn thường xuyên phải làm việc hoặc sống ở những vùng hẻo lánh, sử dụng một repeater cho điện thoại di động để tăng cường việc bắt tín hiệu là một điều cần thiết để giữ cho liên lạc của bạn luôn thông suốt.

3. Tắt tính năng âm thanh không quan trọng

Bạn không để chức năng này hoạt động suốt ngày.

4. Không bật tính năng nhạc chuông và rung đồng thời

Hai tính năng này hoạt động đồng thời sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng, chỉ dùng một trong hai tính năng trên.

Khi bạn vào rạp xem phim hay ở trong môi trường cần sự yên tĩnh cho những người xung quanh, tốt nhất hãy để chế độ rung, nhưng khi ở nơi công cộng như trung tâm thương mại, các nhà ga hay sân bay, sử dụng tính năng báo hiệu cuộc gọi. Báo tin nhắn bằng nhạc chuông sẽ là một lựa chọn tốt hơn.

5. Giảm độ sáng của màn hình

Điện thoại của bạn đến 50% để tiết kiệm pin hơn.

6. Tắt Bluetooth và hồng ngoại ngay khi không sử dụng nữa

Bluetooth khiến pin điện thoại di động sẽ nhanh bị tiêu hao năng lượng.

7. Tắt các ứng dụng khác không được sử dụng như ghi âm, đọc báo, mở mail...

8. Đặt điện thoại trong điều kiện nhiệt độ bình thường

Như vậy, sẽ không có thiệt hại nào xảy ra do nhiệt độ quá cao hay thấp. Ví dụ, không đặt điện thoại ở trong xe ô tô đỗ dưới ánh nắng mặt trời gắt gao, đặt trên máy tính xách tay hoặc các dụng cụ khác đang hoạt động sản sinh ra nhiệt.

9. Ngay lập tức rút phích cắm bộ sạc khỏi điện thoại nếu pin điện thoại đã đầy.

10. Hãy sạc pin đầy và sạc ngay khi pin đã hết

11. Không nên thường xuyên chơi game, nghe mp3, thực hiện cuộc gọi video

Tất cả các hoạt động này sẽ chỉ tăng tốc độ tiêu hao pin của máy.

12. Điều chỉnh cài đặt đèn nền

Bạn không để thời gian đèn nền sáng quá lâu, chỉ cần 5-15 giây.

(theo xaluan.com)

Về Đầu TrangGo down
Xem lý lịch thành viên
12 mẹo nhỏ bảo vệ pin của "dế" bạn cần biết. Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơnVề Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions of this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn PLC::Kiến thức tổng hợp - Giao lưu chia sẻ::Ứng dụng công nghệ::Thủ thuật IT -
Diễn Đàn PLC::Kiến thức tổng hợp - Giao lưu chia sẻ::Ứng dụng công nghệ::Thủ thuật IT +

Việc sử dụng quá nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn hoặc sạc điện một cách vô tội vạ trong khi trước đó không hoạt động thường xuyên có thể dẫn tới hỏng hóc về phần cứng máy ảnh, pin dễ bị giảm độ bền, thậm chí hỏng luôn.

Bao quan pin may anh so dung cach
Cần lắp pin cẩn thận, đúng chiều, tránh va đập. Ảnh : H.H.

Nhiều người thường nói về độ bền của những thiết bị kỹ thuật số như máy ảnh, máy quay phim mà không chú ý nhiều đến pin. Pin cũng là một linh kiện quan trọng của máy ảnh số.

Thường thì máy ảnh và pin bị bỏ xó lâu ngày, chỉ đến khi gia đình có sinh nhật, gặp mặt người thân, đi du lịch, hay lễ tết mới được đem ra sử dụng. Lượng điện tích tụ trong pin lâu ngày cũng sẽ tự hao đi, pin dễ bị chai dẫn đến khả năng nạp và phát điện kém hơn. Với nhiều loại máy kỹ thuật số thì để tìm mua được pin thay thế thật khó, nhất là những hàng đặc chủng.

Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia về pin, loại pin Ni-Cd với nội trở nhỏ có số lần sạc lại nhiều nhất, lên tới trên 1.000 lần. Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận khi sử dụng vì loại này rất độc.

Một trong số các nhược điểm của pin Ni-Cd là điện thế giảm đột ngột ở cuối chu kỳ xả. Để tránh hậu quả này, bạn nên dùng thêm một viên dự phòng trong quá trình sử dụng, nhất là khi có những việc quan trọng.

Loại Ni-Cd (nhiều người quen gọi là pin Niken) sẽ có tuổi thọ suy giảm nhanh chóng nếu không được sử dụng đúng cách. Thời gian sạc pin Ni-Cd tốt nhất là chỉ khi đã được dùng kiệt điện. Nếu không, một số hợp chất hoá học sẽ tích tụ ở cực âm của pin. Nếu bạn cứ cố tình sạc ngay khi pin vẫn còn điện, các hợp chất tích tụ ngày càng nhiều thêm và làm giảm khả năng tích lũy năng lượng. Các bộ sạc pin Ni-Cd tốt thường có nút bấm để xả pin rồi tự động sạc khi điện áp tụt đến mức thấp nhất.

Với loại Pin Li-ion thì lưu trữ nhiều năng lượng hơn so với Ni-Cd và Ni-MH trên cùng một dung tích. Trong mỗi viên pin Li-ion thường có mạch điều khiển quá trình sạc và bảo vệ. Pin Li-ion suy giảm chất lượng theo thời gian ngay cả khi người sử dụng có dùng hay không. Do vậy bạn có thể sạc loại pin này bất cứ lúc nào mà không quan trọng còn nhiều hay ít điện bên trong. Tuy nhiên, tuổi thọ của dòng Li-on này vẫn sẽ giảm sau mỗi lần sạc.

Thông thường, tuổi thọ của các loại pin nói chung khi được bảo quản tốt là khoảng 500 lần sạc, nhưng khi đó pin chỉ còn 30-40% dung lượng so với ban đầu.

Đối với các thiết bị sử dụng pin sạc từ bên ngoài (bằng cục sạc riêng) bạn cần tháo pin ngay sau khi dùng nhằm tránh trường hợp pin hết gây hỏng thiết bị.

Với máy quay phim kỹ thuật số, hầu hết vị trí pin ở bên trong máy và được sạc thông qua bộ sạc. Trong quá trình sạc pin, bạn chỉ nên sạc khi máy ở trạng thái tắt. Có hai chế độ "normal" và "fast" (sạc với thời gian bình thường và sạc nhanh). Nếu bạn để "fast", pin sau khi sạc sẽ bị nóng và giảm tuổi thọ, còn để "normal" thì tốt cho pin hơn nhưng bù lại bạn sẽ mất thời gian chờ đợi. Khi tháo pin ra làm vệ sinh, lúc lắp lại bạn chú ý để đúng cực của thiết bị để tránh gây nổ hoặc gây hiện tượng chập mạch các linh kiện bên trong.

Bảo quản máy ảnh cũng là bảo vệ cho pin. Bạn nên đặt máy ở nơi khô thoáng, tránh nắng chiếu trực tiếp vào thiết bị. Sau khi sử dụng bạn nên để máy nghỉ trong một thời gian trước khi bật trở lại.

5 điều ghi nhớ cách bảo quản pin của máy kỹ thuật số:

1. Không cất giữ pin ở môi trường có nhiệt độ quá cao hoặc ẩm thấp.

2. Không để pin quá lâu trong máy khi không sử dụng.

4. Phải xả hết điện trước khi sạc đối với loại pin Ni-Cd và những loại khác không phải là Li-ion.

5. Đối với các máy sử dụng nhiều viên, không sử dụng lẫn lộn pin mới và cũ, khác chủng loại, khác hãng, khác cường độ dòng điện trong một máy.

Hoàng Hà

Việt Báo (Theo_VnExpress.net)