9 bước lắp đặt tủ điện công nghiệp - bạn đã biết?

Ngày nay mẫu tủ điện công nghiệp  được rất nhiều người biết đến và ngày càng trở nên thông dụng. Tủ điện chuyên dùng trong nhóm ngành công nghiệp như nhà máy sản xuất, nhà xưởng, công trường,.… Thiết kế tủ phải đảm bảo tính bền bỉ, thời gian hoạt động liên tục, đảm bảo tính chính xác trong quá trình làm việc ở mọi điều kiện thời tiết như ngoài trời hay bên trong nhà, đặc biệt là trong các môi trường hóa chất, nóng, ẩm …Dưới đây là 9 bước lắp đặt tủ điện công nghiệp mà bạn có thể tham khảo!

1. Chức năng của tủ điện công nghiệp

Kết quả hình ảnh cho tủ điện công nghiệp

Tủ điện công nghiệp với nhiều chức năng

Tủ điện công nghiệp được biết đến là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp,hay các hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Nó được thiết kế dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển, và là nơi đấu nối, giúp phân phối điện cho công trình, đồng thời đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.

Thiết kế của tủ điện công nghiệp có thể được làm từ tấm kim loại hoặc composit với kích thước và độ dày khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Trong các ứng dụng thông thường, tủ điện thường được sơn tĩnh điện trơn hoặc nhăn với các màu sắc khác nhau và tùy theo lĩnh vực sử dụng hoặc yêu cầu của thiết kế.

2. 9 bước lắp đặt tủ điện công nghiệp

Bước 1.Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị và nguyên lý hoạt động

Kết quả hình ảnh cho vẽ sơ đồ tủ điện công nghiệp

Vẽ sơ đồ tủ trước khi lắp đặt

Bạn cần để ý tới thiết kế bố trí các thiết bị bên trong tủ điện công nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết nhưng cũng phải tối ưu hóa để giảm vật tư và hạ giá thành của sản phẩm chung. Lưu ý tới quá trình mở rộng hay sự nâng cấp các thiết bị trong tương lai.

Ở khâu này bạn cần phải chú trọng và kiểm tra, giám sát thật kỹ lưỡng để tránh xảy ra những sai sót ảnh hưởng đến công đoạn tiếp theo. Bởi chỉ một sai sót nhỏ có thể khiến bạn phải thực hiện toàn bộ quá trình lại từ đầu. Nên chú ý làm tỉ mỉ từng công đoạn nhé.

Bước 2. Khảo giá thị trường các vật liệu cần mua

Nếu bạn đã có các vật tư theo yêu cầu của sơ đồ khối, dùng kích thước thực tế của các vật tư này để xem sắp đặt các vị trí nào trên bảng là hợp lý nhất. Hãy tham khảo giá các mẫu vật liệu này tại một vài địa chỉ mua hàng trước khi quyết định mua sản phẩm.

Bước 3. Lựa chọn vỏ tủ điện để chứa các thiết bị đó.

Kết quả hình ảnh cho vỏ tủ điện công nghiệp

Lựa chọn vỏ tủ điện công nghiệp mà bạn cần

Bước tiếp theo đó là ta sẽ gia công các lỗ để gá lắp các thiết bị như đèn báo, đồng hồ, nút nhấn …Việc gia công các lỗ khoan này có thể được thực hiện đột dập bằng máy CNC (Với những tủ điện yêu cao về chính xác, độ phức tạp và tính thẩm mỹ) hoặc có thể khoan khoét bằng tay.

Lắp đặt thiết bị lên vỏ tủ điện công nghiệp, cần tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Với các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị đặt ở phía trên cao.

  • Các thiết bị điều khiển (nút nhấn, công tắc) đặt phía dưới.

  • Bạn cần để ý kỹ để phân bố các nút nhấn, công tắc cùng điều khiển 1 thiết bị trên cùng 1 hàng (ngang hoặc dọc ) để thuận tiện cho quá trình vận hành.

Bước 4. Lắp các cơ phận lên bảng

Kết quả hình ảnh cho lắp thiết bị vào tủ điện công nghiệp

Lắp cơ phận chính cho tủ

Việc sắp xếp sao cho diện tích sử dụng là ít nhất, tiết kiệm dây dẫn điện và đảm bảo được cả tính thẩm mỹ. Đối với nhóm thiết bị điều khiển đặt cùng nhau ở góc phía trên: rơ le bảo vệ, rơ le trung gian, bộ điều khiển, cảm biến.

Thiết kế nhóm khí cụ điện đóng cắt đặt cùng 1 hàng phía dưới: Aptomat, Contactor, khởi động từ

Phần aptomat tổng đặt ở trung tâm tủ điện công nghiệp hoặc đặt ở góc cao bên trái sao cho thuận tiện trong quá trình vận hành, thao tác. Bộ phận cấu đấu cần được đặt ở phía dưới cùng để dễ dàng đấu dây vào / ra tủ điện.

Bước 5. Đấu dây dẫn điện trong tủ điện

Kết quả hình ảnh cho đấu dây dẫn điện trong tủ

Đấu dây dẫn cho tủ điện công nghiệp

Khi đấu hệ thống dây dẫn điện bạn lưu ý rằng phải đấu dây thật gọn gàng và khoa học, đầu cốt phải được phân màu (đỏ, vàng, xanh, đen …) và đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa khi cần thiết. Đối với dây tín hiệu và dây mạch lực nên lắp trong các ống ghen riêng biệt và càng xa nhau càng tốt. Dây tín hiệu có độ nhạy cao thì phải có vỏ bọc chống nhiễu.

Bạn nên đấu dây phần mạch động lực trước rồi dấu dây phần điều khiển. Kết hợp dây điều khiển và dây mạch lực phải đi vuông góc nhau.

Bước 6. Hãy thử độ an toàn cách điện của bảng tủ điện công nghiệp với các cơ phận lắp trên bảng

Đối với bảng tủ làm bằng sắt bạn cần thử trước bằng điện lưới nối tiếp với 1 bóng đèn tròn 300watt. Sau đó xem sự hoạt động của các cơ phận có đúng với quy trình thiết kế hay không và tiếp tục sửa các chỗ sai, nếu có.

Kết quả hình ảnh cho kiểm tra độ an toàn của tủ điện công nghiệp

Thử độ an toàn của tủ

Bước 7. Tiếp tục thử lại 1 lần với tải nhỏ .sau đó ráp bảng các cơ phận vào tủ.

Bước 8. Làm nốt khung chân tủ để lắp đặt tủ vào vị trí kéo dây điện từ các động cơ vào tủ, kéo điện lưới.

Bước 9. Bạn nên thử lại phần dây nối đất, an toàn về điện.

Trên đây là 9 bước để lắp đặt tủ điện công nghiệp. Bạn chú ý thêm để đảm bảo về mặt an toàn thì với 1 tủ điện cần bố trí thích hợp với hướng điện lưới đi vào và hướng điện đi ra của các thiết bị sử dụng như phần nhiều điện 3 pha và động cơ tải. Do đó mà người dùng  cần quan sát vị trí các máy, vị trí điện lưới, vị trí công nhân sử dụng, vận hành máy để hình thành vị trí lắp đặt hợp lý và an toàn khi sử dụng.



Chưa có câu trả lời nào