'Múa' vài chữ ra...8 triệu ở phòng khám đông y Trung Quốc?

[b]Đến phòng khám đông y Trung Quốc chữa viêm xoang theo quảng cáo của đài phát thanh, người bệnh chi 8 triệu đồng được 20 thang đông - tân dược lẫn lộn, kê theo đơn mà ngay người Trung Quốc cũng không đọc - dịch được.[/b] [b]Một đợt thuốc, "bay hơi" 8 triệu đồng[/b] Phòng khám mang danh Trung Quốc không khó tìm. Ảnh H.D Nghe quảng cáo trên một đài phát thanh địa phương, anh Nguyễn Đức T. (Ba Vì, Hà Nội) đưa vợ bị viêm xoang đến một phòng khám y học Trung Quốc tại quận Hai Bà Trưng để chữa bệnh. Tại đây, vợ chồng anh T. nhận được lời hứa "chắc nịch" sẽ chữa bệnh đến tận gốc. Anh T. chi 8 triệu đồng để mua 20 thang thuốc đắt nhất cho vợ uống trong 20 ngày. Mỗi thang thuốc anh T. nhận được có bao gồm cả thuốc Đông y lẫn những viên thuốc hình con nhộng xanh trắng và những viên nang "đen sì". Vợ anh uống hết 20 thang nhưng bệnh viêm xoang không có dấu hiệu giảm. Lo ngại, anh T. gọi điện đến phòng khám thì được khuyên đến lấy thêm thuốc, giá sẽ được giảm 10-15%. Khi anh "nổi xung" đòi phản ánh đến cơ quan chức năng thì phòng khám lập tức "xuống thang", mời vợ anh đến chữa... miễn phí. Đến nay, khi đã ngừng uống thuốc, vợ anh T. vẫn bị viêm xoang và thêm dấu hiệu mệt mỏi. "Với người dân như chúng tôi, gần chục triệu đồng là số tiền lớn. Nhưng có bệnh thì vái tứ phương, giờ tiền mất, bệnh vẫn mang. Chẳng biết người ta có trả lại tiền để chúng tôi tiếp tục chạy chữa không", anh T. trần tình. [b]Đơn thuốc "đọc hiểu chết liền"[/b] Để biết thuốc vợ anh T. uống đắt rẻ - công dụng ra sao, phóng viên VietNamNet nhờ một người bạn Trung Quốc dịch hộ tên của các vị thuốc trong đơn bác sĩ đã kê. Người bạn Trung Quốc này cho biết những chữ viết "rất tháu, khó nhìn" và cố gắng hết sức anh chỉ đọc được 4 trong số 6 vị thuốc được kê. [gallery]/15/vyh1260505839.jpg[/gallery] Đơn thuốc khó đọc thầy thuốc người Trung Quốc kê cho vợ anh T. Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng - Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam cũng không đọc nổi tên các vị thuốc được kê vì "chữ viết quá khó nhìn". Ông khẳng định: "Việc kê đơn bằng tiếng Trung Quốc như vậy là trái quy định của Bộ Y tế, tất cả các đơn thuốc cần được kê bằng tiếng Việt". Ông Hướng đồng thời cho rằng đơn vị các vị thuốc rất mập mờ, không rõ đơn vị là kg hay gr nên rất khó để định lượng liều dùng. Tìm đến Lương y Trần Văn Quảng, chúng tôi được biết 2 vị thuốc đầu tiên là thiên ma và đan sâm - chủ trị các bệnh do gió (thiên ma chủ trị chấn kinh, dẹp phong, chân tay tê dại, bán thân bất toại, tiền đình, ....; đan sâm chủ trị an thần, đau tim, hoạt huyết, tiêu mủ, phong thấp, khó ngủ,....). Hai tên thuốc tiếp sau, lương y Trần Văn Quảng dịch tên rất chật vật và cho rằng đó là tên của 2 loại thuốc đã thành phẩm (chế thành viên), để biết công dụng hay tác hại của những loại thuốc này thì cần phải biết thành phần mới có thể nhận xét được. Hai vị thuốc còn lại là 2 vị thuốc bổ. Như vậy, cả thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng và lương y Trần Văn Quảng đều không thể dịch tên 2 loại thuốc lạ mà vợ anh T. được kê để uống. [b] Cảnh giác với "lang vườn" Trung Quốc[/b] Anh T. không phải là người duy nhất mất tiền triệu tại những phòng khám mang tên Đông y Trung Quốc. Như báo Thanh Niên đã đưa tin, anh H. (Q.7, TP. HCM) mất 10 triệu tiền thuốc cho một phòng khám tại phường An Lạc, quận Tân Bình. Cuối cùng, bệnh chẳng những không khỏi, vợ anh còn bị sưng vú và ngực. Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng cho biết, không ít bệnh nhân đã mang đơn thuốc tại các phòng khám Đông y Trung Quốc đến hỏi ý kiến ông. "Quả thực, các phòng khám nấp dưới danh Trung Quốc đang "bóc lột" bệnh nhân vì những thang thuốc nếu mua của người Việt thì chỉ 35-40 nghìn đồng, cao hơn là 50 nghìn đồng thì họ phải mua tại phòng khám Trung Quốc với giá 250 nghìn đồng" - ông Hướng nói. Về trường hợp của anh T., ông Hướng cho rằng những viên con nhộng và viên nang mà vợ anh được kê để uống kèm thuốc con nhộng có thể là thuốc tân dược. Ông Hướng khẳng định "việc pha chế thuốc Đông y và tân dược là vi phạm pháp luật Việt Nam hiện nay". Ông khuyến cáo việc dùng thuốc Đông y và tân dược có thể khiến gan, thận bị tổn thương và gây dị ứng. "Dù hiện tại tôi chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào vì uống tân dược và Đông y nhưng nếu quá nặng thì khả năng này cũng không thể bị loại trừ", ông Hướng cho biết. Ông Hướng khuyến cáo, hiện nay không có phòng khám Đông y Trung Quốc tại Việt Nam mà chỉ có phòng khám của Việt Nam thuê người Trung Quốc đến làm. Những người này không phải chuyên gia mà chỉ đăng kí lao động tự do tại Việt Nam. Họ đều không phải là chuyên gia xuất sắc mà thậm chí có những người như "lang băm, lang vườn", chưa đáng tin cậy". Năm 2006 ông Nguyễn Xuân Hướng tham gia hội đồng thẩm định 23 người Trung Quốc đăng kí hành nghề Đông y tại Việt Nam. Nhưng Cục Đông y Đông dược Trung Quốc cho biết 17 trong số 23 người này chưa học qua trường lớp nào về Đông y, 6 người còn lại thì là những y, bác sĩ cấp cơ sở. Hội đồng năm đó đã hủy bỏ và không xét duyệt cho ai cả.
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[i]Bộ Thông tin và truyền thông vừa ra công văn số 3813/BTTTT-CBC về việc Chấn chỉnh công tác quảng cáo khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, trong đó nếu rõ, "đề nghị các cơ quan báo chí thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành về quảng cáo trong lĩnh vực y tế, chỉ đăng tải những nội dung đã được Bộ Y tế chấp thuận; đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện nêu trên của các cơ quan báo chí trực thuộc".[/i]