Hà Nội: Đào vỉa hè hay đào việc ra để rút ruột công trình bỏ túi?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Hà Nội ồn ào chuẩn bị lể kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

Đường phố Hà Nội dường như đang biến thành một công trường xây dựng, vội vã và lãng phí.

Không ai trách chính quyền sửa sang, chỉnh tu bộ mặt của thủ đô hay các thành phố khác nhân dịp lễ nào đó. Nhưng làm như thế nào, tập trung vào cái gì để có lợi ích cho xã hội mới là điều cần bàn.

Tô son, trát phấn bao nhiêu đi nữa mà những vết ghẻ lở, hôi thối trên thân thể không được chữa trị, khi bị phát hiện chỉ tổ làm thiên hạ càng mỉa mai, khinh bỉ mà thôi.

Hà Nội có những thứ cần thiết hàng đầu, cấp bách hơn nhiều đáng phải làm ngay để quảng bá với thế giới bên ngoài là thành phố tiến bộ, văn minh, có môi trường trong sạch, biết chăm lo cho đời sống và sức khoẻ của dân chúng.

Tiền bạc phải được tập trung, chi xài đúng chỗ, ưu tiên cho những hạng mục thiết thực, liên quan trực tiếp đến đời sống của hàng triệu người.

Sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu đang bị ô nhiễm trầm trọng, có hàm lượng các chất cặn, kim loại nặng vượt tiêu chuẩn cho phép tới mấy chục lần.

Mới cuối tháng 3 vừa qua ai đi trên đường Thanh Niên cạnh hồ đều cảm thấy khó chịu. Hàng nghìn con cá chết bốc mùi hôi thối xung quanh mặt hồ Trúc Bạch, một địa danh du lịch đẹp của thủ đô Thăng Long.

Hồ Trúc Bạch cuối tháng 3/2010 - Ảnh: VnExpress

Người ta thường vẫn nói, nhìn vào nhà bếp và phòng vệ sinh là đánh giá được nếp sống sinh hoạt của một gia đình. Xa hơn, ngoài xã hội, nhìn hệ thống nhà vệ sinh công cộng (VSCC), cuộc sống vỉa hè và giao thông đường phố có thể đánh giá ngay văn hoá và mức độ văn minh, phát triển của cả thành phố.

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Trong bài “Nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội, khổ sở và… cạch”, tờ “Việt Báo” viết:

VSCC trên đất Thủ đô rộng lớn chỉ tính trên đầu ngón tay. Ngay cả khu Hồ Gươm, nơi tập trung rất đông khách du lịch ngoại tỉnh và nước ngoài, nhà VSCC cũng rất hiếm hoi: chỉ có 2 cái nằm cách nhau đúng… nửa vòng hồ; thật khổ cho những “nỗi buồn khó nói thành lời”. Người đến 1 trung tâm du lịch khác, khu Hồ Tây, cũng thường rơi vào tình cảnh tương tự”. “Mất vệ sinh! Chao ôi là bẩn! Đó là tình trạng chung của hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội hiện nay”.

Tờ “Xã Luận” trong bài “Giữa thủ đô vẫn thiếu nhà vệ sinh” thì than vãn:

“Phố cổ Hà Nội, phía sau sự sầm uất còn tồn tại rất nhiều nhà vệ sinh có tuổi thọ ngang với tuổi thọ của nhiều ngôi nhà ở đây. Trong nhiều ngõ nhỏ rộng chừng 50 đến 70 cm là một công trình vệ sinh tổng hợp của nhiều hộ gia đình sống tập thể ở đó. Không gian chật chội ẩm thấp kéo theo sự hãi hùng của những nhà vệ sinh lâu năm”.

Nhà vệ sinh chung ở 41 Hàng Buồm - Ảnh: Nguyên Lương/Xã luận

Nhà vệ sinh chung ở Hà Nội - Ảnh: PT/Xã luận

Trong bài “1000 năm Thăng Long: Đã nghèo mà lại lãng phí một cách ngu ngốc” trên Ledienduc’s Weblog, qua ý kiến phản hồi của bạn đọc Đông Huyền, một chuyên gia xây dựng từ thành phố Sài Gòn, chúng ta nhìn nhận rõ thực chất của các vụ đầu tư nằm ở đâu:

Ở Việt Nam từ nhiều chục năm nay, đầu tư xây dựng cơ bản là một trong vài lĩnh vực “ăn” nhất của các quan ta. Không cần cũng vẽ ra mà làm mới có “ăn”.Thậm chí đương tốt lành cũng đè ra phá làm lại để “ăn”.Ví dụ vụ đào đường, vô cùng tốn kém mà dân thì vô cùng khổ vì ông này vừa đào đường xong thì lại đến ông khác, mà phải đến dăm ông thay phiên “cần” đào. Có người nói “sao không thống nhất với nhau mà đào một lần cho bớt tốn mà dân đỡ khổ? Không “hiệp đồng tác chiến” nổi à?” Nhưng mọi người đâu biết là các quan ta “hiệp đồng tác chiến” kiểu “xa luân chiến” để “cả làng cùng vui”, chứ đâu phải trình độ “hiệp đồng” kém. (Thử đàn áp ai đó, ví như vụ đàn áp học sinh, sinh viên biểu tình chống Tầu khựa vài năm trước, trình độ hiệp đồng giữa vô vàn lực lượng “sức mạnh của hệ thống chính trị” là vô cùng “cao thủ võ lâm” đấy!

Còn tờ báo điện tử “VnExpress” ghi lại suy nghĩ của người dân trong nước (chứ không riêng gì của các “thế lực thù địch”, “phản động” như một vài độc giả la ó trên diễn đàn này đâu nha!) trước sự rầm rộ đầu tư không hợp lý của Hà Nội nhân dịp mừng Đại Lễ 1000 năm Thăng Long như sau:

“Dù gạch còn khá mới nhưng vỉa hè trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội như Tràng Thi, Nguyễn Văn Cừ, Thanh Niên, quanh hồ Gươm… đang được lật tung lên để lát lại.

biet roi
biet roi
Trả lời 13 năm trước

Lãng phí để đổi lấy cái gì? Tôi thấy thật là khủng khiếp khi cùng một lúc đào bới bao nhiêu là vỉa hè còn đẹp, thay vào đó là gạch mới để thực hiện cái gọi là kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, ôi thật là lãng phí quá sức tưởng tượng. Trong khi đó ngay trong Hà Nội bao nhiêu là các sông bẩn, thối chảy qua thì không lo làm nạo vét, thông cống cho môi trường sạch đẹp, chỉ lo cái hào nhoáng phút chốc. Rồi các bạn xem, sau mấy ngày rầm rộ lễ kỷ niệm thì mọi cái vẫn đâu vào đấy, tiền thì mất mà lợi ích thiết thực thì chẳng có gì. Đúng là cái tính sĩ diện nguy hiểm thật. Nhưng tiền này là tiền đóng thuế của dân, tiền tài nguyên của đất nước hoặc là tiền vay đi nữa thì sau này con cháu chúng ta phải trả nợ. Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm trả lời với thế hệ mai sau về sự lãng phí vô ích này.

lu mo
lu mo
Trả lời 13 năm trước

Cả nước đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có tấm gương của Người là giản dị và tiết kiệm: “Cái gì còn dùng được thì chưa phải thay mới”. Ông bà ta cũng có lời răn: Nhà sạch thì mát… chứ không nhất thiết phải là lộng lẫy nguy nga.

Trong lúc nước ta còn rất nghèo, còn phải vay nước ngoài để phát triển đất nước, đối với một thành phố thủ đô được hình thành trong lịch sử và sẽ còn mãi trong tương lai thì dấu mốc 1000 năm cũng không phải là một sự kiện gì quá lớn để cho chúng ta tiêu phí đến như vậy. Điều còn mãi đọng lại trong lòng nhân dân, trong con mắt bạn bè thế giới có thể lại không phải từ những viên đá lát đường.