Dùng tretinon, nặn mụn có để lại sẹo không???

Mình đi bác sĩ da liễu hỏi về cách trị mụn, bác sĩ bảo dùng Tretinon, nhưng mình dùng thấy nó khô mụn giảm rõ rệt, nhưng khi cồi mụn nỗi lên, bác sĩ bảo nặn thoải mái nhưng mình sợ sẹo lõm vĩnh viễn lắm. Bác não xài rồi cho mình ý kiến đi ^^!.
pq
pq
Trả lời 14 năm trước

Mụn trứng cá và cách điều trị

Mụn trứng cá do nhiều nguyên nhân: dùng thuốc, mỹ phẩm, nắng, thức đêm... Nếu điều trị không đúng cách, mụn trứng cá sẽ dễ bị nhiễm trùng hoặc để lại sẹo.

Trứng cá là bệnh da thường thấy ở tuổi thanh thiếu niên biểu hiện bởi các nhân trứng cá, các bọc, các mụn mủ đôi khi là các sẹo. 80% thanh thiếu niên có trứng cá hoặc nặng, hoặc nhẹ, tổn thương thường thấy ở mặt với các triệu chứng kèm theo: da và tóc nhờn. Thương tổn bắt đầu từ tuyến bã (tuyến bã đổ vào nang lông ) khi tuyến bã bị bít tắc là môi trường thường thuận lợi cho viêm nhiễm.

Trứng cá có nhiều loại nhưng phổ biến nhất vẫn là mấy loại sau.

Trứng cá thông thường: thường gặp ở thanh thiếu niên từ 12 - 13 tuổi bắt đầu là tăng tiết bã nhờn ở da, sau đó xuất hiện nhân trứng cá (đầu đen) các sẩn, các mụn mủ kế tiếp là bọc đầu trắng, thương tổn thường thấy ở mặt, ngực, phần trên của lưng, nếu không điều trị có thể xuất hiện các sẹo, thể trứng cá này có thể tự khỏi khi 18 tuổi.

Trứng cá bọc: thương tổn là các nang (Kyste) mầu sẫm dưới da, khi khỏi thường để lại sẹo, đây là thể nặng của trứng cá. Trứng cá mạch lươn: là thể nặng nhất của trứng cá, tiến triển mãn tính đến nhiều năm sau tuổi dậy thì, trưởng thành, cần được điều trị đầy đủ. Trứng cá tuổi trung niên: biểu hiện là các sẩn mủ ở má, cằm, nguyên nhân phức tạp (do hormon, do thuốc, ánh nắng ...)

Vì đâu nên nỗi...

Trứng cá thường có yếu tố gia đình và cũng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng trứng cá.

Thủ phạm bị hiềm nghi nhiều nhất là do thuốc, đặc biệt là cortisone (bôi hoặc uống).

- Vitamin B12, thuốc chống lao (primifon )

- Các hormon androgene và các loại thuốc tránh thai đường nuôi làm da tăng tiết bã nhờn và xuất hiện trứng cá, nhưng cũng có hormon làm giảm trứng cá thí dụ như Dian 35.

- Dùng thường xuyên các mỹ phẩm đặc biệt là các loại Cremè trên da mặt, làm bít tắc nang lông hoặc săn sóc da mặt không hợp lý (chà sát mạnh, sữa rửa mặt có tính kiềm cao, cậy, nặn nhân trứng cá...) đều làm gia tăng trứng cá.

Ngoài ra các tác nhân như nắng, thức đêm, cũng góp phần thúc đẩy trứng cá nặng hơn. Trứng cá gặp ở phụ nữ đứng tuổi, cũng như thể nặng của trứng cá tuổi thanh niên cần thiết phải kiểm tra để xác định có rối loạn nội tiết sinh dục hay không.

Ăn kiêng chẳng phải là khắc tinh của trứng cá.

Cho đến nay các nghiên cứu chỉ ra rằng thức ăn không đóng vai trò làm tăng hay giảm trứng cá. Việc ăn chocolat, lạc, đồ hộp, đường, bánh ngọt chẳng thay đổi gì đến trứng cá cũng như trứng cá không phải là bệnh của gan "nóng".

Vệ sinh da nên làm thế nào?

Vệ sinh da tóc nên làm thường xuyên, và đúng cách, không sử dụng tuỳ tiện các mỹ phẩm cũng như xà phòng, sữa rửa mặt dù là mỹ phẩm nào cũng nên có ý kiến của bác sĩ da liễu.

Đã có cách điều trị.

Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng các thuốc tại chỗ như peroxide, tretinoine, erythromicine, các thuốc điều chỉnh quá trình sừng hóa, thuốc điều trị toàn thân: Doxycychi, kem , tretinoine và các trị liệu hormon. Các thuốc "tây" có tác dụng tốt hơn thuốc "nam". Tại Bệnh viện Việt-Pháp Hà Nội, trứng cá được điều trị với Dian 35, Roacutan kết hợp với săn sóc da mặt.

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Trị mụn đúng cách

Điều trị mụn trứng cá không phải vấn đề đơn giản theo kiểu "chỉ sau 1 tháng, mụn đã sạch bong". Nhưng bạn cũng không phải chung sống suốt đời với mụn. Để giải quyết dứt điểm những đám mụn đáng ghét, người bệnh phải kiên nhẫn, có sự theo dõi điều trị thường xuyên của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tùy trường hợp, bác sĩ có thể cho dùng thuốc bôi, thuốc uống hay các phương pháp khác.

Thuốc bôi tại chỗ

- Clindamyncin: Dung dịch 1% có hiệu quả nhất trong việc làm giảm vi khuẩn Propionibacterium acnes (thường gặp ở vùng da nhờn), có tác dụng tốt đối với mụn mủ, sẩn mủ, nhưng đối với nang mụn và nhân mụn thì thuốc ít có hiệu quả.

- Erythromycin: Dung dịch 4% có tác dụng giống Clindamyncin. Sau khi dùng khoảng 12 tuần, khoảng 2/3 bệnh nhân có kết quả tốt.

- Lưu huỳnh: Là loại thuốc cổ điển, nhưng vẫn còn được một số người dùng vì giá rẻ. Thuốc có tác dụng sát trùng, giảm nhờn, thường được pha trong cồn và long não, hoặc pha dưới dạng kem với resorcine có tác dụng tiêu mụn nhẹ.

- Benzoyl peroxyde: Đầu tiên bôi loại nồng độ 5, sau đó tăng lên loại 10 nếu da không bị kích ứng. Nên sử dụng công thức có chất nền là nước (water-based formulation) vì ít gây kích ứng da hơn loại có cồn. Loại nồng độ 2,5 dành riêng cho bệnh nhân có làn da nhạy cảm. Benzoyl peroxyde có tác dụng chống vi khuẩn gây mụn, làm giảm axít béo tự do trong nang tuyến bã, làm tiêu nhân mụn. Thuốc này thường gây kích thích da, lột da. Cần tránh nắng trong thời gian dùng thuốc vì ánh nắng làm da cháy đỏ, đen sạm đi.

- Tretinoin: Đây là loại thuốc bôi có hiệu quả trên nhân mụn, làm trồi nhân mụn ra ngoài. Thuốc ít có hiệu quả với mụn mủ và mụn nang. Tretinoin thường gây kích thích da mạnh, gây đỏ da lúc mới bắt đầu điều trị. Khi chưa quen có thể bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 ngày 1 lần cho đến khi quen với thuốc. Ban đầu để thuốc trên da khoảng 30 phút rồi rửa sạch, sau đó thời gian để thuốc tăng dần. Thông thường nên dùng loại nồng độ 0,05. Phải dùng trong 6-12 tuần mới có kết quả tốt. Có thể phối hợp với kháng sinh tại chỗ (ví dụ Efasol, Hiteen, Erylik) làm tăng tác dụng diệt vi trùng gây mụn.

- Adapalene: Có tác dụng giống Tretinoin nhưng ít gây kích ứng.

- Axít Acelaic (Azelin): Có tác dụng diệt vi khuẩn gây mụn, tiêu mụn, hiệu quả đối với tất cả các loại mụn, ít tác dụng phụ.

Điều trị toàn thân

1. Kháng sinh

- Tetracyclin: Tác dụng giảm vi khuẩn gây mụn, giảm sự tập trung của axít béo tự do trong nang tuyến bã. Tuy vậy, có một số tác dụng phụ như phát triển nấm ở vùng kín, làm da nhạy cảm với ánh nắng...

- Minocyclin: Là loại kháng sinh rất tốt. Hấp thụ tốt hơn Tetracyclin, ít chịu tác động của thức ăn và sữa. Nhưng nó làm tăng sắc tố da, da mặt có thể sạm đi tạm thời trong thời gian dùng thuốc.

- Clindamycin: Loại kháng sinh tốt trong điều trị mụn, tuy nhiên có thể gây viêm đại tràng giả mạc.

- Erythromycin: Có thể dùng thay thế đối với những người không dùng được Tetracyclin. Tác dụng phụ là gây khó chịu dạ dày, buồn nôn. Tuyệt đối không dùng Erythromycin estolat để điều trị mụn vì thuốc gây vàng da, tắc mật.

- Sulfonamid: Thường hay dùng phối hợp giữa Trimethoprim và Sulfamethosazol (Bactrim, Cotrim v.v...). Tuy nhiên thuốc này ít được dùng vì dễ gây dị ứng.

2. Nội tiết tố

Thuốc ngừa thai chứa 50mcg mestranol hoặc ethinyllestranol có hiệu quả trong việc giảm mụn trứng cá. Ngược lại, thuốc ngừa thai chứa progesterone lại gây nổi mụn.

3. Corticosteroid

Cũng có hiệu quả chống viêm trong trường hợp bị mụn nặng, khó chữa. Tuy vậy, vì có một số tác dụng phụ nên cũng không được dùng rộng rãi trong trị mụn.

4. Isotretinoin

Có tác dụng làm giảm tuyến bã, được dùng trong các trường hợp bị mụn nặng, chống chỉ định với những người suy gan, suy thận, dư vitamin A, dư lipid máu. Thuốc có một số phản ứng phụ, đặc biệt gây dị dạng thai nhi, vì vậy những người muốn có thai nên ngừng dùng thuốc 3 tháng trước đó.

Một số phương pháp điều trị khác

- Tiểu phẫu hay nặn mụn: Giải pháp nhanh chóng đối với nhân mụn, mụn nang. Tay và dụng cụ tiến hành phải được tiệt trùng.

- Tiêm Corticosteroid trong vùng thương tổn: Mục đích làm giảm viêm.

- Điều trị bằng sức lạnh (cryotherapy): Chấm Cacbon dioxid hoặc nitrogen lỏng, giảm nhờn, làm lột da.

- Chiếu tia tử ngoại: Dùng trong bệnh mụn ở sâu kèm theo sẩn và cục. Phương pháp này làm đỏ da, lột da.

- Diệt vi khuẩn gây mụn bằng ánh sáng xanh (tia plasma): Đối với mụn không bị viêm do vi khuẩn thì không có tác dụng.

- Điều trị bằng laser Nd.YAG xung dài, có bước sóng 1320nm. Tia này sẽ xuyên qua da (mà không phá hủy lớp da bên trên), tác động trực tiếp vào tuyến bã, ngăn chặn phát sinh nhiều chất bã nhờn./.