Đồ chơi tập mắt cho trẻ con mua ở đâu?

Cháu mình năm nay 7 tuổi. Cháu mắt kém, đi khám, bác sĩ chẩn đoán cháu bị nhược thị, đã đo kính mắt, nhưng mắt của cháu chỉ nhìn được 7/10. Bác sĩ bảo mua đồ chơi tập mắt cho cháu, nhưng mình đã hỏi mấy cửa hàng rồi ma không có. Đồ chơi đấy được tả: là một số miếng hình ngôi sao, ô vuông, hình tròn... to bằng bàn tay trên có gai để cắm các hạt nhỏ ( tầm 2 ly) màu sắc khác nhau ( có bản hướng dẫn xếp theo các kiểu). ai biết mua ở đâu cho mình biết địa chỉ với nhé. 

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Để phát triển thị giác cho bé, các chuyên gia đưa ra nhiều phương pháp vừa hay vừa đơn giản.

Mới chào đời, bé chỉ phân biệt được ánh sáng và bóng tối. Dần dần, bé bắt đầu phân biệt được những đường nét của người và đồ vật xung quanh. Bé càng thấy rõ hơn càng có nhiều kích thích cho phát triển não bộ, kết quả là những quá trình tư duy hoạt động tích cực hơn.

Sau một tuổi, bé dễ dàng tập trung nhìn vào một vật gì đó một lúc lâu (khoảng chừng 5-7 phút). Thành công chính ở độ tuổi này – biết cách phân biệt đồ vật theo kích thước to nhỏ và hình dạng.

Những cảm nhận đầu tiên

Thế giới đối với bé như bức tranh trường phái ấn tượng: những đường nét không rõ ràng, những dấu chấm nhiều màu tản mạn. Nhưng cứ mỗi tuần, mỗi tháng trôi qua những đường nét kia lại trở nên rõ ràng hơn, không gian xung quanh trở nên hấp dẫn hơn. Bé học cách tập trung ánh mắt vào các vật thể và theo dõi chuyển động của chúng. Và "đối tượng" hấp dẫn nhất chính là khuôn mặt mẹ.

Thế giới muôn màu, muôn vẻ

Càng lớn bé càng mở ra cho mình nhiều gam màu sắc. Lúc đầu, hãy cho bé làm quen với những màu sắc chính. Hãy đưa ra những ví dụ đơn giản: "vàng như ánh mặt trời", "xanh như cỏ". Với các bé trai, trò chơi ai xếp tháp nhanh hơn rất bổ ích. Chỉ cần tuân thủ một điều quan trọng – các khối xếp hình phải giống nhau (tốt nhất lấy từ một bộ đồ chơi). Hãy thỏa thuận với nhà kiến trúc sư nhí rằng bạn sẽ dựng tháp màu xanh lá cây, còn bé dựng tháp màu vàng. Dĩ nhiên, trong trò chơi này người lớn cần phải thua. Còn với các bé gái thì chơi trò chơi khác, không kém thú vị và bổ ích. Hãy cùng bé gái lấy giấy màu cắt những bông hoa tulip đỏ và da cam. Sau đó, nói bé nhặt những bông hoa cùng màu vào từng giỏ. Khi chuẩn bị ăn trưa, hãy dạy cho bé cách dọn bàn ăn. Bé cần xếp những dĩa, chén theo màu và kiểu cho từng người trong gia đình.

Để luyện nhận thức màu đúng, cần cùng bé luyện tập thường xuyên. Vài lời khuyên cho bạn và bé:

- Hãy làm cho bé vui: cho bé xem các loại đồ chơi mới, những đồ vật khác nhau, giải thích những đặc điểm về màu sắc và hình khối của chúng. Ví dụ: con thấy quả bóng hình tròn màu vàng đẹp không? Bạn búp bê này có mái tóc nâu xinh quá!…

- Thường xuyên hỏi bé nêu tên màu đồ vật bạn chỉ. Nhưng đừng thúc giục bé, hãy cho bé thời gian suy nghĩ.

- Khi dạo chơi ngoài trời, không quên dạy bé cách so sánh phong cảnh. Hãy cho bé chỉ cây nào to nhất hoặc cái xe hơi nào nhỏ nhất mà bé thấy.

Xác định kích thước

Mục đích của bài học – dạy bé phân biệt đồ vật này trước đồ vật khác theo kích thước và hình thể.

Nhiệm vụ của bài học – nghiên cứu những vật có hình dạng giống nhau, những kích thước khác nhau, và các vật có hình dạng giống nhau.

- Hãy cho bé tạo hình kim tự tháp bằng những vòng tròn từ nhỏ tới lớn. Bạn đừng ngạc nhiên khi thời gian đầu bé có thể khó làm, nhưng chỉ cần hai tuần sau thôi bé có thể xếp nhanh hơn cả bạn đấy.

- Hãy bỏ những đồ chơi hình cá vào chậu nước (có thể thay thế bằng những quả bóng nhựa to nhỏ khác nhau). Cho bé bắt cá, lúc đầu bắt những con to, sau đó những con nhỏ. Trò chơi này ngoài việc phát triển thị lực cho bé còn phát triển phối hợp động tác và sự chú ý.

- Sau khi bé nắm được khái niệm "to-nhỏ" có thể tiến hành dạy bé khái niệm hình thể. Để bé phân biệt được hình khối và hình cầu, hãy đưa ra một thử nghiệm đơn giản sau. Bạn nói bé đẩy quả bóng hình cầu trước, sau đó hình khối. Bé sẽ hiểu ngay: quả cầu biết "chạy" còn hình khối thì không.

Đồ chơi đó bạn có thể hỏi ở đây nhé:

http://www.dochoithongminh.com/

Bé Bi Bô
Bé Bi Bô
Trả lời 12 năm trước

Bạn có thể mua Kính Tập Mắt Pinhole Glasses tại www.KinhTapMat.com

Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt! :)

thachanh
thachanh
Trả lời 12 năm trước

Bài tập giúp cho mắt bé khỏe mạnh

Đôi mắt là điểm sáng trên khuôn mặt trẻ. Sẽ thật đáng tiếc nếu chúng không còn khoẻ mạnh. Vì vậy bạn hãy giúp trẻ tập luyện và giữ gìn vệ sinh cho đôi mắt, đó là một biện pháp hữu hiệu để đề phòng các bệnh về mắt, nhất là đối với lứa tuổi đang cắp sách đến trường.

Cách làm là: Thông qua phương pháp message để gây ra kích thích nhẹ nhàng, tăng cường tuần hoàn máu ở vùng mắt, thúc đẩy chuyển hóa, có lợi cho việc làm giảm mệt mỏi cho mắt, nâng cao chức năng thị lực, từ đó có tác dụng đề phòng cận thị. Bài thể dục này có 6 bước, chỉ cần mỗi ngày kiên trì tập 1-3 lần lâu ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt. Các bậc cha mẹ hãy hướng dẫn để bé có thể tự tập hàng ngày.

Bước 1: Ngồi yên lặng, nhắm mắt tự nhiên, buông lỏng người, đọc thầm nhịp 4 - 8.

Bước 2: Ấn nhẹ huyệt tán trúc, hai ngón tay trỏ ấn lên huyệt tán trúc. Ấn nhẹ xoay chuyển vào trong ra ngoài thay nhau theo nhịp.

Bước 3: Ấn huyệt tứ bạch, hai ngón tay cái ấn dưới dái tai, ngón tay trỏ ấn lên huyệt Tứ bạch, ấn nhẹ xoay chuyển vào trong ra ngoài thay nhau theo nhịp.

Bước 4: Xoa huyệt ế phong, hai ngón tay trỏ ấn lên huyệt ế phong ở 2 bên, xoa nhẹ nhàng theo nhịp.

Bước 5: Xoa huyệt nhĩ thùy, hai ngón tay cái và trỏ ấn lên huyệt nhĩ thùy, xoa ấn theo nhịp.

Bước 6: Viễn vọng (nhìn xa), hai mắt cố gắng nhìn ra chỗ thật xa, đọc thầm nhịp 4-8, đọc đến nhịp thứ 4 thì dừng lại.

Xong bước 6 là xong bài tập, tất cả hết 3 phút.

Lưu ý: Khi tập thể dục cha mẹ nên yêu cầu trẻ phải hết sức tập trung chú ý, tìm huyệt phải chuẩn xác, tay nhẹ nhàng, mức độ xoay chuyển nhỏ, tay sạch sẽ, móng tay ngắn. Tốt nhất là làm theo sách. Khi mắt bị viêm thì tạm thời ngừng tập.

Nguyễn Văn Tiến
Nguyễn Văn Tiến
Trả lời 12 năm trước

16 bí quyết bảo vệ thị lực cho trẻ

Nếu trẻ luôn dụi mắt hoặc phàn nàn là không nhìn rõ, hay thấy rõ gấp đôi bình thường, bạn nên đưa con đi khám ngay lập tức có thể mắt bé đang bị tổn thương. Trong khi chờ được khám, nên dùng khăn lạnh đắp lên mắt trẻ khoảng 15 phút mỗi giờ.

6 cách chăm sóc và bảo vệ thị lực cho trẻ

1. Cung cấp đầy đủ vitamin A, nhất là từ chuối chín vàng. Cụ thể: 400 mcg/ngày đối với trẻ dưới 3 tuổi, 500 mcg/ngày đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi và 700-800 mcg/ngày đối với trẻ từ 7 đến 10 tuổi.

2. Cho trẻ tham gia các trò chơi hoặc hoạt động có tác dụng kích thích thị lực phát triển và kích thích khả năng phối hợp mắt với các bộ phận khác.

3. Tập cho trẻ thói quen học tập hay chơi ở những nơi có ánh sáng đầy đủ và trong "giới hạn nhìn" an toàn: từ 20 cm đến 30 cm.

4. Cho trẻ mang kính có chất lượng tốt khi ra ngoài nhằm tránh những tác hại của tia hồng ngoại và tử ngoại (nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều).

5. Trang bị cho trẻ đầy đủ vật dụng bảo vệ cần thiết khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

6. Thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra mắt định kỳ.

6 cách phát triển thị lực cho trẻ

Trong giai đoạn từ 5 tháng đến 3 tuổi:

1. Khuyến khích trẻ bò quanh giường hoặc sàn nhà để phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.

2. Nên kết hợp việc nói chuyện hoặc "chọc ghẹo” trẻ trong lúc bạn đi qua đi lại trong phòng nhằm khuyến khích mắt trẻ di chuyển theo hướng đi của bạn.

3. Đưa những đồ chơi lên trước mặt trẻ để chúng tự cầm lấy và tự "khám phá”.

Trong giai đoạn từ 4 tuổi trở lên, tiếp tục phát triển thị lực của trẻ bằng những hoạt động có tác dụng rèn luyện dây thần kinh vận động và kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt:

1. Chơi các trò chơi như: xếp hoặc nối các hình khối, lắp hình, xâu hạt thành chuỗi, gắn đồ vật vào bảng...

5. Thường xuyên khuyến khích trẻ vẽ những đồ vật đơn giản xung quanh.

6. Phát triển khả năng quan sát của trẻ bằng cách hướng dẫn chúng chơi trò nặn hình (bằng đất sét) theo một mẫu cho sẵn.

3 điều nên làm khi mắt trẻ bị tổn thương

1. Nếu mắt trẻ bị một loại hóa chất bắn vào mà bạn không biết nó là chất gì, có chứa kiềm hay không, hãy liên tục "rửa" mắt trẻ trong vòng ít nhất 20 phút và lập tức đưa đến trung tâm y tế để chữa trị.

2. Trong khi vui đùa, nếu không may trẻ "thọc” tay hoặc một vật cùn nào đó vào mắt, bạn phải kiểm tra một cách cẩn thận. Nếu thấy có máu hoặc trẻ không thể mở mắt ra, phải lập tức nhờ bác sĩ can thiệp.

3. Nếu mắt trẻ bị đâm bởi một vật sắc bén và vẫn còn "dính" trong mắt, bạn không được dùng tay ấn vào mí mắt để rút vật đó ra. Hãy bình tĩnh giữ yên và đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay lập tức.