Mất ngủ - Dùng thuốc gì?

Tôi năm nay đã ngoài 70 tuổi, thường hay bị mất ngủ. 10 ngày nay tôi cứ thức trắng đêm, người rất mệt mỏi. Tôi hay dùng rotunda nhưng xem ra không hiệu quả. Xin báo tư vấn về thuốc tôi có thể dùng được để chữa bệnh mất ngủ hiện nay của tôi. Xin vô cùng cảm tạ quý báo!
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Mất ngủ là triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi. Theo lứa tuổi tăng dần, nhu cầu ngủ của con người giảm dần. Đến tuổi 65-70 bình quân mỗi người chỉ ngủ khoảng 4-5 giờ trong đêm. Có một số bệnh dẫn đến mất ngủ ở lứa tuổi của bác: - Trầm cảm. Đây là bệnh phổ biến nhất gây mất ngủ ở người cao tuổi. Ở lứa tuổi thanh niên, bệnh trầm cảm chiếm tỷ lệ 6% dân số. Nhưng đến lứa tuổi trên 45, tỷ lệ này tăng vọt thành 25% dân số. Bệnh nhân thường than phiền khó vào giấc ngủ (2-3 giờ sau khi đi nằm mới có thể ngủ được), giấc ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc giữa chừng, khó ngủ lại được, thức dậy sớm và cảm thấy rất mệt mỏi sau khi ngủ dậy. Trong một đêm, bệnh nhân chỉ ngủ được khoảng 2-3 giờ, nếu bệnh nặng thêm, bệnh nhân có thể mất ngủ hoàn toàn. Thật ra, đầu buổi tối, bệnh nhân thường hay buồn ngủ, vì vậy mới có hiện tượng ngủ gật khi xem tivi, nghe đài... Nhưng khi vào giường thì họ lại cảm thấy rất tỉnh táo và không thể ngủ được. Nhiều trường hợp, bệnh nhân cảm thấy uể oải vào buổi sáng nhưng lại hơi hưng phấn vào buổi tối nên họ không có cảm giác buồn ngủ. Chính vì không ngủ được, bệnh nhân thấy đêm rất dài, họ cảm thấy khó chịu với mọi người đơn giản vì những người này ngủ được còn họ thì không (chê người này, người kia ngáy to khi ngủ). Kèm theo mất ngủ, bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi về buổi sáng, buổi chiều thì đỡ mệt hơn. Họ luôn lo lắng quá mức về bệnh mất ngủ của mình, buồn rầu, chán nản. Những bệnh nhân này thường có khả năng chú ý và trí nhớ rất kém. Nhiều người trong số họ bi quan, chán nản và luôn nghĩ đến cái chết (có thể có hành vi tự sát). Thật ra, trên bệnh nhân cao tuổi, họ thường bị các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, u tiền liệt tuyến, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, suy tim, bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính... Chính các bệnh này làm cho bệnh cảnh lâm sàng của trầm cảm trở nên phức tạp hơn nhiều. Cũng chính các bệnh mạn tính này và các thuốc điều trị chúng có thể làm cho tình trạng trầm cảm của bệnh nhân trở nên nặng và khó điều trị hơn. [b]Điều trị: [/b]Bệnh nhân trầm cảm là người cao tuổi thường đáp ứng điều trị tốt, nhưng hay có nhiều tác dụng phụ xuất hiện khi dùng thuốc. Các bệnh nhân trầm cảm cao tuổi thường được điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm mới, ít tác dụng phụ, không độc với tim mạch... và liều dùng thường chỉ bằng 1/2 liều của người trẻ. Chính vì liều thuốc sử dụng thường là thấp nên hiệu quả điều trị cũng xuất hiện chậm hơn (thường sau 6-8 tuần điều trị mới có hiệu quả rõ ràng). Như vậy, sau khi đã chẩn đoán xác định là trầm cảm, cần có chiến lược điều trị bằng thuốc chống trầm cảm cụ thể sao cho thích hợp với từng bệnh nhân. Cần lưu ý rằng, bác sĩ có thể phối hợp với các thuốc an thần mới có tác dụng gây ngủ như olanzapin, thioridazxin liều thấp để tăng hiệu quả điều trị. [b]Thời gian điều trị của các bệnh nhân này kéo dài suốt đời.[/b] - Mất ngủ tiên phát. Mất ngủ tiên phát có thể gặp ở người cao tuổi nhưng ít hơn so với tuổi thanh niên và trung niên. Bệnh nhân có biểu hiện mất ngủ giống như trong bệnh trầm cảm. Nhưng họ không có các triệu chứng khác của trầm cảm như mệt mỏi, chán ăn, trí nhớ và chú ý kém... Họ thường tỏ ra uể oải về ban ngày nhưng hơi hưng phấn về buổi tối. Điều trị của mất ngủ tiên phát ở người cao tuổi thường dùng thuốc an thần hoặc chống trầm cảm có tính an dịu cao liều thấp. Như dùng olanzapin 1viên/ngày, uống buổi tối. Lưu ý không dùng cho người quá béo hoặc người bị đái tháo đường. Hoặc mirtazapin 1/2 viên/ngày, uống sau bữa ăn tối. [b]Thời gian điều trị cũng phải kéo dài suốt đời vì bệnh mạn tính và hay tái phát.[/b] Như vậy, cả hai loại bệnh trên đều không có chỉ định dùng rotunda. Do vậy cũng dễ hiểu tại sao bác dùng rotunda không có hiệu quả. Vì vậy bác nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Chúc bác chóng bình phục!
bùi quang thái
bùi quang thái
Trả lời 14 năm trước
Chào Bác! nếu chữa đc thì người ta đã giúp Bác nhiều rồi nhưng tôi có cách này là dùng thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ giúp bác, về cơ bản sẽ giúp bác từ chế độ luyên tập và ăn ngủ nghỉ rồi dừng thực phẩm này bổ xung , tôi tin bác sẽ cải thiện rất nhanh sau 1 tuần đó. 0934690009, nếu đc thì bác có thể gặp trực tiếp tôi!
nguyen thi hai
nguyen thi hai
Trả lời 12 năm trước

Chao Bac. Me chau ngay xua cung hay bi mat ngu nhu bac, nguoi luc nao cung met moi.Nhung sau donho ba chi hoquen mot nguoi ban lam ben To Chuc Y Te The Gioi lay cho mot loai duoc thao uong, bay gio thi me chau an ngu tot rui. Bac thu bao cac con tim mua thao duoc uong xem the nao.

nguyen thi hai
nguyen thi hai
Trả lời 12 năm trước

De chau thu hoi chi chau xem co so dien thoai cua anh ay thi chau se xin cho bac. Chuc bac manh khoe!

Mai Lan Oanh
Mai Lan Oanh
Trả lời 12 năm trước

Chào bác, hiện tại có rất nhiều người dùng trùng thảo sâm nhung uống và có hiệu quả rất tốt. Bố mẹ cháu cũng uống và thấy có tác dụng rõ rệt nhất về việc ngủ ngon hơn và ăn ngon miện hơn. Nếu bác có nhu cầu mua loại này xin liên hệ với cháu theo số 0913358748

Nguyen thị thanh tuyền
Nguyen thị thanh tuyền
Trả lời 12 năm trước

Chào bác!

Cháu thấy mẹ của cháu trước đây bà cũng bị mất ngủ, nhưng từ khi thấy bà sắc nước từ thảo dược thiên nhiên thấy bà ngủ rất ngon không còn mất ngủ như trước kia nữa. Cháu tháy bà dùng cây lạc tiên mà ở quê cháu lúc nhỏ cháuhay gọi là cây nhãn lồng sắc nước uống hàng ngày sẽ cải thiện được giấc ngủ và còn thanh lộc mác gan nữa bác ạ. Cháu thấy loại cây này có rất nhiều ở các vùng quê đồng ruộng ven suối.

Chúc bác có sức khỏe tốt!