Thỉng thoảng mình hay bị các cơn đau và nhức ở các khớp chân, tay?

thỉng thoảng mình hay bị các cơn đau và nhức ở các khớp chân, tay....có lần còn bị nhức ở cổ tay không cử động được. Vậy mình có bị khớp không? tiền sử gia đình không ai bị khớp và năm nay mình 20 tuổi

pq
pq
Trả lời 12 năm trước

Bệnh đau khớp(hay còn gọi là viêm khớp) là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở khớp xương bị ăn mòn. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, khi vận động các khớp xương người bệnh sẽ cảm thấy đau ở các khớp xương, nắn chung quanh các khớp xương sẽ thấy đau, có khi bị sưng, cử động các khớp xương bị hạn chế, nhiều khi phát ra tiếng kêu răng rắc trong khớp xương. Thường thì khớp xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn bệnh đau khớp ảnh hưởng tới các khớp xương tay, vai, đầu gối, xương chậu và đặt biệt nhất là trên xương sống.

Nguyên nhân bệnh đau khớp

Nguyên nhân chính đưa đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động. Tình trạng này là do lớn tuổi các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động). Lao động nặng về thể chất lúc còn trẻ, bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.

Triệu chứng của bệnh khớp

Dấu hiệu điển hình nhất của viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến kéo dài. Không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động. Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.

Viêm khớp dạng thấp diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.

Ai là người mắc bệnh đau khớp?

Ai cũng có thể bị đau khớp. Nhưng thường là những người cao tuổi do xương, khớp không còn chắc khỏe dẫn đến thoái hóa, loãng xương. Ngoài ra, những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh này.

Cách chữa bệnh đau khớp

  • Dùng thuốc giảm đau: Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hay acetaminophen, đều có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bởi vậy sẽ không có lợi cho bạn nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau.
  • Sử dụng biện pháp châm cứu: Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy: châm cứu có tác dụng đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng đau xương khớp mà nhất là chứng viêm khớp mãn tính. Cho nên, bạn không nhất thiết phải quá phụ thuộc vào thuốc hay phải “miễn cưỡng” chấp nhận những ca phẫu thuật để hy vọng cải thiện tình trạng sức khoẻ mà có thể áp dụng liệu pháp châm cứu, đơn giản, ít tốn kém mà đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị.
  • Luyện tập: Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Có rất nhiều hình thức luyện tập mà bạn có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích, ví như những môn thể thao bơi lội, aerobic hay chỉ đơn giản là hình thức đi bộ.

4. Bài thuốc chữa đau khớp

Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với những người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng. Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15 – 30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hàng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng người nhiều bệnh cho toàn thân.

Những lưu ý đối với người đau khớp

Những người bị đau khớp, viêm khớp dạng thấp tuyệt đối không được ra ngoài khi trời lạnh kèm theo mưa phùn. Bởi những lúc trời lạnh, độ ẩm cao thì tình trạng bệnh càng nặng hơn.

Trong tình huống bắt buộc, phải đi tất ấm và dùng áo đi mưa để tránh bị ướt. Nếu quần áo bị ẩm, cần thay ngay và lau khô người, chân tay. Còn với bà con nông dân, khi khớp bị những đợt sưng cấp tuyệt đối không được lội nước, lội bùn. Tốt nhất người nông dân khi làm ruộng nên đi ủng để chân vẫn luôn khô ráo”.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính, có thể gây những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế. Ở Việt Nam, khoảng 0,3% – 0,5% dân số mắc bệnh, trong đó 80% là nữ giới ở độ tuổi từ 30 trở lên.

Người bị viêm khớp dạng thấp phải được điều trị sớm để tránh tình trạng bị dính, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế. Có rất nhiều loại thuốc trị bệnh trên thị trường nhưng người bệnh không được tự ý dùng thuốc vì có thể có những tác dụng phụ. Đặc biệt, những thuốc điều trị về thấp khớp rất dễ ảnh hưởng đến dạ dày.

    Một số cách phòng bệnh khớp

    1. Thường xuyên vận động:Việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp.

    2. Căng duỗi: Căng duỗi sẽ giúp cơ bắp được tăng cường và củng cố các khớp. Lưu ý là phải khởi động kỹ các khớp trước khi thực hiện bài tập căng duỗi nếu không sẽ có thể dẫn tới kết quả ngược.

    3. Ăn uống hợp lý: Xương của bạn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái.

    4. Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương.


Theo mình bạn nên đi khám, chụp chiếu để tìm rõ nguyên nhân chữa sẽ nhanh khỏi hơn bạn ạ.
thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Cách nhận biết thiếu máu cơ tim

Triệu chứng thường gặp nhất của thiếu máu cơ tim là đau ngực. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đau ngực đều do thiếu máu cơ tim. Đau ngực có thể do đau ở thành ngực vì bị chấn thương, viêm dây thần kinh liên sườn, viêm khớp sụn sườn… Đau ngực cũng có thể do đau ở phổi hoặc màng phổi, đau ở thực quản, tâm vị dạ dày, đau do bóc tách động mạch chủ…

Với trường hợp đau ngực do thiếu máu cơ tim, còn gọi là cơn đau thắt ngực, thông thường bệnh nhân sẽ đau ở vùng giữa ngực sau xương ức, lan lên hàm, vai và cánh tay trái. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức thể lực hoặc khi xúc động. Thời gian đau thường kéo dài khoảng 5-10 phút.

Cơn đau sẽ giảm khi bạn nghỉ ngơi hoặc ngậm thuốc giãn mạch vành. Trong cơn đau bệnh nhân thường cảm thấy rất mệt, có thể kèm theo vã mồ hôi, cảm giác buồn nôn... Nếu cơn đau kéo dài hơn 20 phút thì nguy cơ nhồi máu cơ tim rất cao. Trong một số trường hợp không điển hình, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt từng cơn mà không đau hoặc đau ít.

Điều trị

Để điều trị thiếu máu cơ tim có rất nhiều phương pháp, một trong những phương pháp đó là điều trị nội khoa. Betaloc là một trong những loại thuốc điều trị bệnh thiếu máu cơ tim. Thuốc có tác dụng ức chế thụ cảm thể beta giao cảm, do vậy có tác dụng làm giảm nhịp tim, giảm mức độ tiêu thụ ôxy của cơ tim, gây giãn động mạch vành. Do vậy, đây là nhóm thuốc rất tốt để điều trị bệnh thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, thuốc này cũng có nhiều chống chỉ định như bị co thắt phế quản (hen phế quản, bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính...), tắc nghẽn đường dẫn truyền nhĩ thất cấp 2 trở lên, suy tim, nhịp tim quá chậm. Khi đã dùng các thuốc nhóm ức chế beta, một điều đặc biệt cần chú ý là không nên dừng thuốc đột ngột, vì có thể làm xuất hiện lại các triệu chứng thiếu máu cơ tim, thường là nặng hơn, thậm chí có thể gây đột tử. Trong những trường hợp phải ngừng thuốc thì cần giảm liều dần dần sau đó mới ngừng hẳn.

Khi đã sử dụng thuốc, bác nên dùng kéo dài và không bao giờ được dừng thuốc đột ngột. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán xác định và điều trị bệnh thiếu máu cơ tim, ví dụ như làm nghiệm pháp gắng sức, làm xạ hình tưới máu cơ tim và chụp động mạch vành (có thể chụp bằng máy cắt lớp 64 lát cắt hoặc có thể chụp động mạch vành qua da). Khi đã xác định được thương tổn động mạch vành qua phương pháp chụp, có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp như can thiệp nong và đặt stent động mạch vành cho kết quả rất tốt. Do vậy, nếu có điều kiện, bác nên đi khám tại các cơ sở có chuyên khoa tim mạch để có thể xác định được chắc chắn bác có bị bệnh thiếu máu cơ tim hay không và có phương pháp điều trị tích cực hơn.

Chế độ sinh hoạt

Chọn một chế độ ăn thích hợp, ít mỡ, ít đường, giảm muối - Tăng cường ăn rau và những thức ăn chứa chất xơ, bổ sung Vitamin với lượng thích hợp, ăn ít thịt mà thay thịt bằng cá, tránh dùng các chất kích thích ( rượu nặng, cafê,..).

Tăng cường hoạt động thể lực, luyện tập thể dục, thể thao (phù hợp với tuổi và thể lực).

Tránh các stress và các yếu tố bất lợi của môi trường sống tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Lời khuyên của bác sĩ

Chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim đòi hỏi phải tiến hành nhiều khám nghiệm, kiểm tra khác nhau, chẳng hạn như: đo điện tâm đồ, làm nghiệm pháp gắng sức, xạ hình tưới máu cơ tim, chụp mạch vành… Vì thế, khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ bệnh thiếu máu cơ tim, cần đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán chính xác, tuyệt đối không tự đoán bệnh và mua thuốc uống tại nhà mà không có chỉ định của bác sĩ.

Chúc bác sức khỏe!