Thường xuyên bị viêm họng

Em rất hay bị viêm họng, có tháng còn bị 2 lần..mặc dù e rất kiêng uống nước đá lạnh và thường xuyên súc miệng bằng nước muối!..nhưng ko hiểu sao vẫn bệnh...có cách nào phòng ngừa bệnh viêm họng ko mọi người? liệu ăn cay quá có bị viêm họng ko? khi viêm họng có nên kiêng ăn uống gì không? uống sữa được ko?

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Viêm họng mạn tính là viêm mạn tính niêm mạc họng rất hay gặp. Người bệnh thường cảm thấy khô họng, nóng rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng, vướng họng nhất là khi ngủ dậy, phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm, đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt; Ho nhiều vào ban đêm hay khi lạnh. Khi uống rượu, hút thuốc lá nhiều, nói nhiều, triệu chứng trên càng trở nên rõ rệt. Thường các viêm họng mạn tính sẽ lần lượt qua các giai đoạn xuất tiết, quá phát và teo nếu để kéo dài không điều trị.

Viêm họng mạn tính do nhiều nguyên nhân gây nên như do các ổ viêm tiềm tàng ở mũi, xoang (viêm xoang sau), viêm amidan; các dị tật ở mũi (dị hình vách ngăn, polýp mũi, thoái hóa cuốn mũi dưới), dị ứng (cơ địa), các kích thích (bụi, hóa chất, thuốc lá, rượu...).

Để điều trị nguyên nhân cần giải quyết các yếu tố trên. Ở giai đoạn xuất tiết thuốc điều trị tại chỗ có thể dùng: Súc họng bằng dung dịch kiềm như nước muối nhạt...; Bôi và chấm họng bằng glycerin borat 3%, S.M.C (salicylat Na, menthol); Khí dung họng bằng các hydrocortison phối hợp với kháng sinh. Nếu có nhiều nhầy dính ở thành sau họng thì rửa bằng dung dịch borat Na 1% cho hết vẩy, bôi họng và khí dung. Đốt điện nóng, cao tần đốt bằng nitơ lỏng hay laser (ở giai đoạn quá phát). Ở giai đoạn teo có thể bôi glycerin iốt 0,5%...

Để phòng bệnh nên đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hóa chất; Súc họng hằng ngày bằng dung dịch kiềm ấm hoặc nước muối và nâng cao thể trạng bằng các vitamin như A, C...

Bạn vẫn uống đc sữa nhé. Nhưng ko để sữa trong tủ lạnh.

biet roi
biet roi
Trả lời 13 năm trước

Biểu hiện của bệnh viêm họng (viêm họng mạn tính) là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc...)

Viêm họng hạt đến nay vẫn được coi là một bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ... không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.

Cách súc họng

Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng.

Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.

Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.

Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mạn. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn.

Vậy cách tốt nhất đề chữa bệnh là hạn chế các yếu tố thuận lợi làm cho viêm họng phát triển như: môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh; tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng; đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, xúc họng nước muối sinh lý 9%, giữ ấm vùng cổ, ngực; tránh nằm máy lạnh quá lâu….Ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong…
Khi đã bị viêm họng nặng, phải dùng đến kháng sinh thì bạn phải nghiêm túc điều trị đúng chỉ định của bác sĩ.

Chúc bạn sức khỏe!

lu mo
lu mo
Trả lời 13 năm trước

Viêm họng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Có thể do bị nhiễm virut, trầy xước, ung thư hoặc đơn giản chỉ là bước hồi phục sau phẫu thuật.

Dù do nguyên nhân nào thì nó cũng làm bạn đau cổ họng khi nuốt bất cứ thứ gì.

Sau đây là một vài lời khuyên về những món giúp bạn cảm thấy ít khó chịu nhất mà bạn nên ăn khi bị tình trạng này.

Thực phẩm mềm

Tránh ăn loại thực phẩm cứng như khoai tây chiên, bánh mì sandwich bơ nướng. Cũng không nên ăn các loại thực phẩm khô có góc cạnh như bánh quy. Một số loại mềm nên ăn như phô mai, chuối, dưa gang, yến mạch, mì ống, thịt xay hoặc sữa lắc. Cần nhớ các sản phẩm từ sữa cũng có thể gây trầy xước nếu không được lọc sạch và chỉ nên ăn giới hạn nếu ho nhiều sau khi dùng, dù nó mềm, nhiều dinh dưỡng.

Thức uống

Nên uống những loại nước ở nhiệt độ mát. Tránh uống những loại có nhiệt độ nóng và những thức uống có axit như nước ép cà chua, bưởi, chanh, cam vì sẽ gây rát cổ. Uống nước canh thịt hoặc loại có vị mặn củamuối sẽ giúp giảm bớt cơn đau họng. Chọn loại nước ép có chất dinh dưỡng như nước ép rau củ quả, không nên uống nước ngọt hoặc cà phê. Ngậm một vài viên đá nhỏ sẽ giúp giữ cổ họng được mát.

Chuẩn bị bữa ăn

Khi bị đau họng, không nên ăn rau sống mà hãy dùng sau khi nấu chín rau. Chia nhỏ bữa ăn, nên ăn từng miếng nhỏ. Nên xay hoặc cắt mỏng thịt khi chế biến. Nấu thức ăn cho thật mềm, để nguội rồi mới ăn.

Những đợt lạnh liên tiếp dường như đang thử thách sức chịu đựng của con người. Nhiều nam thanh niên khỏe mạnh bắt đầu húng hắng ho, cổ họng đau rát. Nên điều trị sớm trước khi bệnh trở nên quá nặng.

Viêm họng là một bệnh phổ biến và cách điều trị khá đơn giản, không nhất thiết phải dùng kháng sinh hay các liệu pháp kê đơn khác, đặc biệt là khi bị ở dạng nhẹ (cảm giác đau nhẹ khi nuốt, vùng cổ họng đỏ và hơi sốt nhẹ).

Những thứ bạn cần: thuốc giảm đau hay giảm sốt không cần kê đơn, nước muối ấm, kẹo thuốc dạng ngậm

1. Uống thuốc giảm đau hay hạ sốt như acetaminophen, ibuprofen hay naproxen đẻ giúp giảm đau và khó chịu. Những loại thuốc này sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.

2. Súc miệng và họng với nước muối ấm. Đừng nuốt nhé, chỉ súc miệng thôi đấy. Nó sẽ giúp giảm khó chịu và đau do tình trạng viêm ở cổ họng.

3. Uống nhiều nước ấm hoặc nước mát, tùy theo cảm giác của bạn. Không ăn các thực phẩm có thể gây kích thích cổ họng như các sản phẩm từ sữa.

4. Duy trì màng nhầy và giữ cho miệng không bị khô bằng cách ngậm các loại kẹo sát khuẩn (ít đường). Sau khi kẹo tan, nhớ súc miệng với nước ấm.

Những cách tự nhiên trịviêm họng

Nước súc miệng chứa hydrogen peroxide sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm họng.

Bột cải ngựa, mật ong và đinh hương mỗi thứ 1 thìa trộn đều. Nhấm nháp chậm rãi, tiếp tục quấy đều để bột cải ngựa không lắng xuống đáy. Lưu ý là không dùng cho trẻ em.

2 nhúm mù tạt, 1 nhúm muối, 1 thìa mật ong và 2 thìa nước cốt chanh và 1,5 tách nước sôi trộn đều và để 15 phút cho nguội rồi súc miệng.

Xúc miệng với cola cũng rất hiệu quả vì các-bon-nát trong coca sẽ giúp làm sạch đờm.

Trộn 1 thìa dấm táo vào 1 cốc nước ấm. Bất cứ khi nào cảm thấy đau họng thì hãy lấy nước này súc miệng và nuốt chửng từng ngụm.

4 thìa whiskey và 4 thìa mật ong trộn đều và làm ấm bằng lò vi sóng. Súc miệng và nuốt hỗn hợp này. Lưu ý không dùng cho trẻ nhỏ.

Phan Thông An Khương
Phan Thông An Khương
Trả lời 12 năm trước

hạn chế uống nước đá, thường xuyên súc miệng bằng nước muối thêm