Làm thế nào để tiết kiệm điện khi sử dụng bình nóng lạnh mùa đông?

Tháng vừa rồi tôi thấy tiền điện của nhà tôi tăng khá nhiều. Mặc dù tháng đấy nhà tôi không dùng điều hòa. Có bật bình nóng lạnh để tắm.

Tôi nghĩ có lẽ tiền điện tăng do nhà tôi bật bình nóng lạnh nhiều. Mấy hôm nay trời lạnh, nhà tôi bật cả ngày.

Tôi sợ tiền điện sẽ tăng nhiều hơn. Xin hỏi các bạn có mẹo nào giúp tiết kiệm điện năng khi bật bình nóng lạnh nhiều không?

 

Nguyễn Duy Thiên
Nguyễn Duy Thiên
Trả lời 8 năm trước

Bình nóng lạnh là một trong những thiết bị gây tốn nhiều điện cho sinh hoạt gia đình trong mùa đông. Điều này khá dễ hiểu, để đun được một thùng nước lạnh (khoảng 20-30 lít) cần mất nhiều điện. Dù bình bật liên tục thì nhiệt trong bình cũng sẽ giảm dần (do tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh, cũng như phích nước để qua đêm đông sẽ bớt nóng hơn nhiều). Khi đó, theo quy tắc, bình lại đun để đạt đến nhiệt độ nào đó, và mỗi lần như vậy rất tốn điện.Những bình nóng lạnh dùng lâu dễ bị rò điện ra vỏ, ra đường ống. Vì thế, nên ngắt điện trước khi sử dụng bình để tránh gặp phải nguy cơ bị điện giật.Đặc biệt, với các loại bình đời cũ không có rơle ngắt điện tự động và bình đã sử dụng quá lâu thì hệ thống này thường không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đã có không ít cái chết thương tâm từ việc không ngắt bình nóng lạnh.

không nên bật bình nóng lạnh 24/24h vì vừa gây tốn điện vừa tạo ra nguy cơ bị hỏng do hoạt động quá tải, lại nguy hiểm nếu tắm trong lúc bình vẫn cắm điện mà bị rò. Tốt nhất, nên đun đủ nước nóng, thường trong khoảng 15-20 phút với bình loại vừa, rồi ngắt điện, sau đó mới sử dụng nước.

Ngoài ra, để sử dụng nước nóng hiệu quả, tiết kiệm, với những gia đình mua bình mới, nên chọn sản phẩm có dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng. Điều này liên quan trực tiếp đến công suất sử dụng và khả năng tiêu hao điện vì bình càng có dung tích lớn thì càng tiêu hao nhiều điện năng. Ví dụ, đối với hộ gia đình có 4 người, có 2 phòng tắm thì nên lắp loại bình 20 lít là vừa đủ… Bạn cũng có thể chú ý tới những loại bình có thiết bị quấn bông bảo ôn (có tác dụng như thùng xốp giữ nhiệt) để đỡ thất thoát nhiệt ra ngoài môi trường trong quá trình sử dụng, giữ nóng lâu hơn.

Trong quá trình sử dụng bình nóng lạnh nênthường xuyên vệ sinh, bảo trì, nếu thấy có hiện tượng rò điện cần tìm cách khắc phục ngay.

Phạm Anh Tuấn
Phạm Anh Tuấn
Trả lời 8 năm trước

Dùng bình nước nóng lạnh hợp lý.
Có 2 loại, loại bình dùng trực tiếp, mở vòi, bình tự động bật điện và nc nóng ngay, nhưng đòi hỏi công suất điện lớn (đến 3 KW); Loại gián tiếp thì có bình chứa, dung tích lớn hơn (thường 20-30 lit), cần có thời gian đun lâu hơn, nhưng yêu cầu công suất điện thấp hơn (thường 1 KW). Trước hết về an toàn điện, đã lắp bình nóng lạnh thì yêu cầu cần phải có dây tiếp mát, không có dây tiếp mát tuyệt đối không nên lắp. Cần lắp thêm một CB bảo vệ chạm mát, khi bình bị chạm mát thì đc ngắt điện tự động, tuy nhiên cũng có thể chính CB này hư hỏng, nên dây tiếp mát vẫn quan trọng và tin cậy hơn. Các chung cư tk chuẩn phải có dây tiếp mát, còn không có, cố gắng tìm các đường ống nước (bằng thép), hay các sắt bê tông gần nhất làm dây tiếp mát, còn ở nhà riêng không có dây tiếp mát thì cần làm dây tiếp mát, dùng ống nước thép mạ kẽm phi 21-27mm khoảng ~2.5m cắt 1 đầu nhọn, một đầu hàn bu lông –ê cu để nối mát, đóng lút xuống chỗ đất ẩm, chỗ đầu bu lông –ê cu nối vào dây mát của bình kéo xuống thì đổ kín bê tông để tránh bị gỉ. Việc bật, tắt bình nc không phải lúc nào cũng dễ dàng, cũng có lúc bạn sẽ quên không tắt mà vẫn đang dùng nước nóng, nên tiếp mát là vấn đề an toàn sống còn đối các gia đình dùng bình này.
Để tiết kiệm điện đối với bình gián tiếp, thì chỉ khi nào dùng nc nóng và trong suốt quá trình dùng thì mới bật điện, sau đó tắt đi, tuy nhiên phải cần thời gian chờ cho nc nóng. Tuy bình nc đc bảo ôn cách nhiệt nhưng vẫn bị tổn thất qua đường dẫn nước ra đến vòi sử dụng. Nên việc bật suốt bình sẽ làm bình đun lại nhiều lần và chính là làm tốn điện vô ích, ưu điểm là bất kỳ lúc có nc nóng dùng ngay. Thông thường các bình nc đc dùng vào các giờ nấu ăn, tắm gội nhiều hơn, nên chỉ bật, tắt vào tg này sẽ tiết kiệm điện hơn, thay vì bật liên tục.

Bạn cứ lên vatgia.com, tham khảo các mẫu mã, giá tiền rồi quyết định nhé.

http://www.vatgia.com/home/quicksearch.php?keyword=b%C3%ACnh%20n%C3%B3ng%20l%E1%BA%A1nh%20ferroli

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Nhà mình dùng nước nóng bằng năng lượng mặt trời , rất an toàn .Tắm , rửa bát ..,vv ..rất sạch , hôm nào trời nắng nước nóng nguyên thủy khoảng 60.C đến 70.C ( chưa pha nước lạnh ), hôm nào trời râm thì khoảng 30.C đến 40.c . Dùng rất thoải mái và an toàn không tốn tiền điện hàng tháng . Các bạn thử tham khảo mà lắp , lúc mình lắp trọn bộ là 9 triệu .

Nguyễn Huyền Trang
Nguyễn Huyền Trang
Trả lời 8 năm trước

Nhà tôi có đường tiếp địa tổng thể cho cả nhà nên cũng đỡ mối lo bị điện giật. Dùng các thiết bị điện có chạm mát ra vỏ như máy tính, đầu đĩa... cũng không có cảm giác tê tê khi sờ vào. Bình nước nóng nhà tôi chỉ bật lên từ 5h chiều đến 8-9h tối để phục vụ cơm nước và rửa bát, sau khi mọi người đã làm vệ sinh cá nhân thì tắt đi. Dư nước nóng trong bình đủ dùng cho tất cả các nhu cầu còn lại cho đến lúc đi ngủ. Như vậy mỗi ngày gia đình tôi chỉ bật bình nước nóng 3-4h đồng hồ, thực sự là tiết kiệm lắm rồi.

Vương Gia Bảo
Vương Gia Bảo
Trả lời 8 năm trước

Với bình nóng lạnh trực tiếp để an toàn thì : Một là: Có dây tiếp đất, nếu nhà chưa có thì làm dây tiếp đất bằng cách đóng cọc sắt như trong bài viết, Hai là : dùng áp tô mát có chức năng chống rò điện ELCB, mỗi tháng kiểm tra 1 lần bằng nút kiểm tra. Bản thân Bình nóng trực tiếp cũng đã có ELCB rồi

Trinh Thanh Hà
Trinh Thanh Hà
Trả lời 8 năm trước

Nhà tôi dùng cả năng lượng mặt trời lẫn bình nóng lạnh. Khi thời tiết có nắng thì gia đình dùng nước nóng từ giàn năng lượng thoải mái vì dung tích bình khoảng 200 lít. Khi thời tiết có mưa, bình nước nóng của giàn năng lượng vẫn giữ được nhiệt khoảng 2 ngày. Khi mưa dài ngày không có nước thì tôi dùng bình nóng lạnh phục vụ . Ưu điểm lớn nhất của bình năng lượng mặt trời là không tốn điện, an toàn, thoải mái khi sử dụng (tắm, giặt, nấu nướng, rửa bát...)

Nguyễn Hữu Sơn
Nguyễn Hữu Sơn
Trả lời 8 năm trước

cái này đơn giản có gì đâu,các bạn làm như mình đã làm,làm 1 cái atomat ( cầu giao) cho bình nóng lạnh,lúc nào tắm thì bật lên đợi cho khoảng 20p hoặc hơn tùy thế tích,lúc nào vào tắm thì ( tắt atomat) thế là vô tư tắm,mún dùng tiếp cho người sau thì lại bật lại tắt,có gì đâu mà,bình nhà mình có kèm bộ chống giật nhưng cứ sài cách đó cho an toàn,vừa tiết kiệm điện lại ko lo giật

Nguyễn Hoàng Minh
Nguyễn Hoàng Minh
Trả lời 8 năm trước

Theo "ngu ý" của mình để an toàn hơn, không bị điện giật khi tắm thì lắp trong nhà tắm 2 bình nóng lạnh gián tiếp, mỗi bình có vòi nước riêng, lúc đầu bật bình 1 lên, chờ nước nóng thì tắt đi rồi bật bình 2. Vào tắm bằng nước trong bình 1, khi hết nước nóng thì tắt bình 2, rồi chuyển sang tắm bằng bình 2. Nếu thấy cần thêm nước thì lại bật bình 1,... cứ thế thoải mái tắm và yên tâm. Lắp 2 bình và 2 vòi hơi tốn một tý nhưng mà an toàn. Chỉ có điều phải nhớ tắt cái bình mình muốn tắm và bật cái bình muốn tắm tiếp, hi hi... :)

Phan Nhật Anh
Phan Nhật Anh
Trả lời 8 năm trước

Khi tôi xây nhà,việc đầu tiên tôi nghĩ tới là lắp giàn năng lượng,đến bây giờ qua mấy năm sử dụng tôi thấy ko hề ân hận khi bỏ ra 7-8 triệu đầu tư ban đầu vì tính hiệu quả của nó mang lại,những ngày HN rét buốt này chỉ cần trưa hửng nắng 1-2h là nhà tôi có 200L nước nóng 60-70•c dùng thoải mái,còn những ngày âm u thì nước dùng cũng ko bị lạnh buốt,cẩn thận hơn thì tôi cũng lắp thêm bình nóng lạnh nhưng rất ít khi phải dùng đến. Tôi khuyên mọi người hãy lắp giàn năng lượng,vừa ích nước lại lợi nhà.

Nguyễn Trang Nhung
Nguyễn Trang Nhung
Trả lời 8 năm trước

Không nên dùng bình trực tiếp vì công suất lớn, hay hỏng, không an toàn về nhiệt và điện. Khi dùng bình nóng lạnh nên lắp bộ phận chống giật rất an toàn, giá khoảng 200-300 ngàn, an toàn cho cả hệ thống nước gia đình