Cách chữa viêm tai giữa cho trẻ?

Con tôi 30 tháng. Cháu bị viêm tai giữa đã điều trị ở nhiều phòng khám khác nhau nhưng đều không khỏi. Giáo sư Tấn Phong bảo cho cháu nạo VA và đặt OTK thì sẽ khỏi. Tôi dã nạo VA, đặt OTK 2 tai và hàng ngày đưa cháu đi làm thuốc tai, rửa mũi và uống thuốc theo đơn của giáo sư. Nhưng đến nay sau 2 tháng nạo VA và đặt OTK bệnh của cháu vẫn không thuyên giảm tí nào. Vậy tôi phải làm thế nào cho cháu khỏi bệnh và cháu uống kháng sinh lâu như thế có ảnh hưởng gì không? Sau này thính giác của cháu có sao không?

Nguồn: webtretho

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào anh/chị,

Theo tôi, anh/chị nên cho bé đến bệnh viện tai mũi họng để làm thêm một số xét nghiệm cần thiết khác để xác định nguyên nhân gây viêm tai giữa là gì thì việc điều trị sẽ hiệu quả hơn. Vấn đề viêm tai gữa có ảnh hưởng đến thính giác của bé sau này không thì còn tùy thuộc rất nhiều vào mức độ tổn thương và khả năng hồi phục bệnh của bé.

Chúc bé mau khỏe.

Nguồn: webtretho

mùa thu
mùa thu
Trả lời 13 năm trước

- Trẻ sốt, thường là sốt cao 39-40oC, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật…

- Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.

- Rối loạn tiêu hóa: Trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.

- Ngoài ra, chất dịch đọng trong tai giữa có thể gây cản trở đường truyền âm thanh, dẫn tới tình trạng khó nghe tạm thời.

Hãy để ý nếu trẻ có những dấu hiệu sau:

Không có phản ứng với âm thanh yếu hoặc bật to ti vi hoặc radio; Nói to hơn; Có biểu hiện mất tập trung.

Tóm lại tất cả các trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân, những trẻ nhỏ bị tiêu chảy và nôn… đều phải được khám kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển có thể bị điếc.

Ở giai đoạn đầu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau (2-3 ngày) bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai lúc đó ta có thể thấy:

- Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.

- Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.

- Không kêu đau tai nữa. Các bà mẹ tưởng chừng như bệnh đã lui nhưng thực ra viêm tai giữa đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, với một dấu hiệu rất quan trọng: chảy mủ tai.

Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con… ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ…) làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ. Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, nhiều khi ảnh hưởng đến tính mạng: Viêm tai giữa cấp có thể dẫn đến những biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp-xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên, do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây số VII).

Về điều trị:

Việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ nhất thiết phải do các thầy thuốc chuyên khoa tiến hành. Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị khác nhau. Vì đây là một bệnh có thể gây biến chứng nặng nề do vậy các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Nhiệm vụ của cha mẹ là phải theo dõi, chú ý đến mọi bất thường để có thể phát hiện một cách kịp thời khi trẻ bị bệnh, ngoài ra cha mẹ cũng cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

- Luôn rửa tay, giữ vệ sinh sạch sẽ mũi, họng cho trẻ nhỏ.

- Không để trẻ tiếp xúc với môi trường khói thuốc hay người mắc bệnh.

- Đối với trẻ sơ sinh, tăng cường bú mẹ sẽ giúp trẻ phòng ngừa được bệnh cảm lạnh và viêm tai.

- Vệ sinh bình bú sạch sẽ nếu phải nuôi bộ (tốt nhất là dùng thìa) và bế trẻ ở tư thế ngồi nghiêng trong suốt quá trình bú để tránh chất lỏng tràn vào vòi nhĩ. Tuyệt đối không cho trẻ bú nằm.

- Khi trẻ nôn trớ, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa.

- Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu trẻ quá, trẻ khóc nước bọt sẽ chảy vào tai giữa.

- Trẻ hay bị viêm mũi, thò lò mũi, V.A… cần phải được điều trị dứt điểm vì đó là nguồn gốc gây bệnh.

- Viêm tai giữa là một bệnh dễ tái phát, vì thế trẻ cần được theo dõi thường xuyên ở các cơ sở tai mũi họng.

mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước

Khi mủ trong tai chảy ra thì vệ sinh sạch sẽ, sau khi lau khô thì thổi khoảng 0.5g bột Tử hà sa vào tai, nhớ là càng sâu càng tốt. Nếu thổi đúng cách thì bệnh nhẹ chỉ một lần là khỏi, còn bệnh nặng thì thổi bột tử hà sa ngày 2 lần, khoảng 3 – 4 ngày điều trị sẽ khỏi.

Khi trẻ bị viêm tai giữa, việc vệ sinh tai rất khó khăn nên các mẹ cần phải kiên trì. Với bé nhà mình sau khi sử dụng thuốc này hiện đã khỏi, chưa biết thế nào nhưng mấy tháng nay chưa bị lại. Mặc dù thời tiết mùa đông nhưng sau đợt điều trị vừa rồi bé không ho hắng, không bị viêm họng. Không biết có phải do tác dụng của thuốc này không nhỉ?

Lưu ý:

Dù trẻ có bị tái phát hay không các mẹ luôn ý thức phòng bệnh là tốt nhất, bởi vì bất kỳ dịch lỏng nào chảy vào tai giữa là trẻ bị viêm ngay:

- Đầu tiên phải giữ vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ.

- Nếu trẻ đang ở tuổi ăn dặm, các mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn nằm, vì rất có thể khi trẻ ho, sặc, thức ăn dạng lỏng dễ tràn lên tai giữa.

- Nếu trẻ bị nôn, đặt trẻ nằm gối cao để dịch nôn không trào ngược vào tai giữa.

- Nếu trẻ hay bị chảy nước mũi, ho có đờm cần phải điều trị khỏi dứt điểm. Với trẻ nhỏ thì dùng dụng cụ hút sạch nước mũi. Trẻ lớn hơn thì hướng dẫn cách xì mũi, khạc đờm là tốt nhất. Tuy nhiên, cũng phải tầm hai tuổi bé mới làm được việc này.

- Trong điều kiện thời tiết mùa đông khô hanh như ở miền bắc thì các mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý vào hốc mũi cho trẻ mỗi ngày để đường mũi được thông thoáng, đỡ viêm nhiễm. Mỗi sáng nhỏ vài giọt vào sâu trong miệng để sát trùng họng cho trẻ. Tuy nhiên, vào mùa đông bạn nên làm ấm dung dịch trước khi nhỏ sẽ tốt hơn.

- Không để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá hay người mắc bệnh về đường hô hấp vì trẻ nhỏ sức đề kháng yếu dễ lây bệnh.

Thùy Minh Nguyễn
Thùy Minh Nguyễn
Trả lời 10 năm trước

Lâu nay mình luôn theo dõi và cập nhật kiến thức để chăm sóc cho 2 bé nhà mình. Cũng tích lũy được một chút kiến thức về một số bệnh thông thường hay gặp ở trẻ. Con mình khi hơn 1 tuổi bị viêm tai giữa chảy mủ. Lúc đó mình thực sự hoảng sợ vì lượng mủ rất nhiều. Bé thì sốt cao, quấy khóc làm mình càng hoảng. Cũng như nhiều mẹ khác mình cho con đi bệnh viện ngay lập tức.Bác sĩ soi tai và vệ sinh, kê đơn thuốc cho bé. Mình cũng làm đúng những gì bác sĩ hướng dẫn. Chữa khoảng 1 tuần thì bé khỏi. Mình mừng thầm trong bụng. Tuy nhiên mọi chuyện không đơn giản như vậy. Tầm 1 tháng sau bé tiếp tục tái phát. Mình lại cho bé tái khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ nhưng lần này không đơn giản như trước. 15 ngày mình đánh vật mệt mỏi với con nhưng bệnh con không thuyên giảm. Ngày nào vào mạng mình cũng tìm đọc để hi vọng có thể tìm ra cách tốt nhất điều trị cho con. Và có lẽ mình đã gặp may hơn nhiều mẹ ở đây. Mình được một người có người nhà nằm viện cùng con mình mách cho mình địa chỉ điều trị bằng đông y. Mình đến lấy thuốc cho con. Khi cầm thuốc mình hơi thất vọng vì trông nó không được như mình tưởng tượng. Nhưng lúc đó mình chỉ cần con mình khỏi bệnh thôi. Thuốc được vê dài khoảng 5cm. Bà dặn mình về dùng ống tiêm không có kim. Sau đó đốt thuốc cháy lên, bỏ vào ống tiêm và thổi khói vào tai bé. mình chờ lúc bé ngủ thì thổi cho bé. Vậy mà đúng 3 hôm bé khỏi. Từ đó đến giờ là hơn 1 năm rồi. Mình nghĩ y học hiện đại đôi khi không hiệu quả bằng bài thuốc dân gian rất đơn giản. Đó là kinh nghiệm của mình xin chia sẻ với các bạn. Mình có điện thoại của con gái bà bạn nào quan tâm thì ghi lại. Tel: 0975546982

Nguyen Van Dinh
Nguyen Van Dinh
Trả lời 8 năm trước

Viêm tai giữa là bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ, là bệnh dễ chữa nếu có bài thuốc thích hợp. Bạn có thể tham khảo điều trị bệnh viêm tai giữa cho cháu an toàn và triệt để tại đây: www.viemtaigiua.com

Tai Ky
Tai Ky
Trả lời 7 năm trước

Nên đến chuyên khoa tai mũi họng để khám cho chắc ăn

https://www.youtube.com/watch?v=nq1Uc0xt618

Vũ Thùy Dương
Vũ Thùy Dương
Trả lời 7 năm trước

Bạn có thể tham khảo thêm cách chữa viêm tai giữa tại

http://chuaviemtaigiua.com