Xin hướng dẫn giúp cách nấu cháo ngon cho em bé

em be cua minh hinh nhu ngan bot roi me be chuc co rang de nhai chao hot...anh chi nao biet xin chi giup cach nau an dinh duong va ngon gium minh ...xin thanh that cam on!!![:x]
styles
styles
Trả lời 15 năm trước
Vo gạo sạch cho lên bếp đun sôi cho nhỏ lửa để hạt gạo nở hết thành cháo, cho mắm, muối vừa đủ cho trẻ ăn. Cháo sáng cho thêm rau thái vụn hoặc gan băm nhỏ vào, sôi thêm một lúc là được. Trẻ 6 tháng tuổi trở lên cho ăn thêm lòng đỏ trứng, cá băm và gan băm nhỏ, chú ý không cho trẻ ăn mặn, tránh làm mất chất dinh dưỡng. Để nấu cháo ngon, nhừ hạt gạo mà cháo không bị tách (tức là nước đi đằng nước, hạt gạo đi đằng hạt gạo) các mẹ thử làm theo cách sau nhé. Vo sạch gạo, cho lượng nước và gạo vừa với nhau vào 1 nồi, để lửa nhỏ liu riu ngay từ đầu, ninh đến lúc cháo nhừ. Nhớ là không được dùng thìa hoặc đũa để quấy cháo cho đến khi chín cháo. nếu cháo quá đặc dùng nước chế thêm vào ( nhớ là vẫn không được quấy) nếu loãng thì chắt bớt nước đi. Như vậy sẽ có nồi cháo đặc sánh, để bao lâu cũng ko bị tách cháo. Sau đó bạn chế biến rau, củ, quả, hạt, thịt, cá, tôm bên ngoài vào cho bé ăn. Ăn cháo xay hay cháo hạt phụ thuộc vào độ tuổi các cháu nhé. ----------------------------------------- Cách nấu cháo cua cho bé Cua sau khi đã lọc lấy nước, đổ vào nồi cùng với gạo, bắt lên bếp và nấu cho đến khi gạo thật nhừ. Lúc ấy cua và gạo sẽ tạo một màu đồng cho nồi cháo của bạn, đặc biệt là khi nấu chung như thế thì gạo như nhựa hơn và cua sẽ mềm, ít độ dai hơn như là bạn nấu bún rêu. Sau đó bạn để rau vào là được. Không biết là nấu chung như thế thì có mất chất dinh dưỡng của cua không nữa nhưng mình thấy con gái chị mình nó thích lắm. Bây giờ có cũng được 9t rồi đấy. ------------------------------------------------ Ví dụ thực đơn cho trẻ 1-2 tuổi như sau: Vẫn cho trẻ bú mẹ; ăn 4 bữa cháo hoặc súp; ăn quả chín theo yêu cầu của trẻ. Cách nấu một số loại cháo cho trẻ 1-2 tuổi (1 bát ăn cơm): Cháo lạc: Gạo tẻ một nắm tay; lạc rang chín bỏ vỏ giã nhỏ 3-4 thìa cà phê, rau xanh băm nhỏ 3 thìa. Cháo đậu xanh hoặc đậu đen: Gạo tẻ 1 nắm, đậu bằng một nửa lượng gạo, rau xanh thái nhỏ 3 thìa, mỡ 2 thìa. Cháo cá: gạo tẻ 1 nắm, cá luộc chín gỡ xương 3-4 thìa, rau xanh thái nhỏ 3 thìa, mỡ hoặc dầu 2 thìa.. Cháo tôm: Gạo 1 nắm, tôm bóc vỏ giã nhỏ 3-4 thìa, rau xanh thái nhỏ 3 thìa, mỡ 2 thìa. Tương tự, với cháo trứng thì dùng 1 quả trứng gà, cháo thịt thì 3-4 thìa cà phê thịt băm nhỏ. ---------------------------------- Bạn tham khảo thêm Ăn dặm & Cách nấu món ngon cho bé - Bé chống cự lại, không chịu ăn, bạn hãy đổi qua một loại thức ăn khác. Biết đâu bé không thích bột ngọt (bột sữa) mà lại thích bột mặn (bột thịt, tôm,…) thì sao? Thay vì dùng muỗng đút ăn, bạn hãy lấy ngón tay sạch quẹt thức ăn cho bé nuốt. Nếu không thành công, bạn tạm lùi lại 1-2 tuần sau và bắt đầu thử lại. Không nên cưỡng ép bé. - Nếu bé đi tiêu có hơi lỏng một chút, màu sắc có thay đổi, nhưng bé vẫn ăn, bú tốt, chơi khỏe thì bạn vẫn cứ an tâm cho bé tiếp tục ăn. - Nếu bé đi tiêu chảy nhiều nước và đi tiêu hơn 3 lần mỗi ngày, kèm theo ói ọc, sình chướng bụng, bỏ bú,... thì nên ngưng cho ăn ngay, dời lại nửa tháng sau hãy tập ăn trở lại và cũng từng chút một như hướng dẫn trong những ngày đầu ăn dặm. - Tập cho bé ăn đủ chất trong mỗi bữa khi bé đã ăn giỏi. Tuy nhiên phải tuân thủ nguyên tắc kéo dài 3-5 ngày với mỗi loại thức ăn mới để bé quen dần và phát hiện ra loại thức ăn có thể gây dị ứng nơi trẻ để loại trừ. - Bé ăn trứng bị nổi mề đay, lác sữa,… thì có thể bé đã bị dị ứng trứng, nên tạm ngưng ăn trứng một thời gian. Bạn nên nấu trứng chín kỹ, không cho bé ăn “lòng đào”. Trứng có thể được thay bằng sữa bột, tàu hũ,… ở tháng đầu rồi sau đó là cá, thịt, tép,… ở những tháng kế. - Nếu bé bị nghẹn, khó nuốt thì xem lại bột có quá đặc, quá lợn cợn không, hãy làm loãng bột hơn với một ít nước chín, nước canh, sữa hoặc tán nhỏ hơn nữa bằng muỗng hay tán qua rây. - Nếu bé không muốn ăn, có phải do bé chưa đói, bạn hãy chờ đến bữa ăn sau. Lúc đói hãy cho ăn trước, sau đó cho bú thêm ngay để bé đủ no. Không nên gò ép, căng thẳng sẽ làm bé sợ ăn vì quan trọng là thói quen ăn uống hơn là phải ăn cho hết suất. - Ngoài thức ăn dặm, bạn nên cho bé uống thêm 50-100ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn giữa các bữa ăn để cung cấp thêm các loại sinh tố cần thiết. Thực phẩm trong thiên nhiên được phân thành 4 nhóm dinh dưỡng chính: - Chất bột đường: bao gồm bột, gạo, bún, mì, nui, bánh phở… - Chất béo: là dầu ăn, mỡ động vật, bơ… - Chất đạm: là thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu hũ… - Rau và trái cây. Khi cho ăn, mỗi chén bột, cháo của bé phải có đủ cả 4 nhóm thực phẩm mới đảm bảo đủ chất. Không tính giai đoạn đầu ăn dặm chỉ với 1 loại thực phẩm, dần dần bé được tập quen với các thực phẩm khác gồm 2 nhóm, rồi 3-4 nhóm thực phẩm. Lúc đầu ăn ít, sau đó tăng dần lên cho đủ lượng: Với nửa chén bột hay cháo đầy (nửa chén 200ml thì được 100ml) cần có thêm (đong bằng muỗng canh - loại muỗng to bằng 2 muỗng cà phê): -1 muỗng chất đạm băm nhuyễn. -1 muỗng chất rau, củ,… băm nhuyễn, tán nhuyễn. -1 muỗng dầu ăn hay mỡ nước. Bé phải được cho ăn cả phần cái (phần xác) của thực phẩm thì mới nhận được đủ các chất dinh dưỡng, còn phần nước hầm xương, nước luộc thịt, nước rau,… thì hầu như không có chất bổ gì. Vì vậy, các thực phẩm cần được xắt nhỏ, băm nhuyễn và nấu chín. Nên nấu bữa nào ăn bữa đó thì thức ăn mới được tươi mới, đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng và vệ sinh. Mẹ hãy thay đổi món thường xuyên cho bé trong từng bữa ăn, bé được ăn đa dạng thực phẩm sẽ không bị ngán và không sợ thiếu các vi chất dinh dưỡng.