Sính phòng khám ’ngoại’, bỏ tiền triệu để ngủ li bì?

Chúng tôi bước vào phòng khám bệnh, người đàn ông trung niên nói lơ lớ “Ai là người khám? Tên tuổi? Địa chỉ”. Một cô gái trẻ mặc váy hồng dẫn những người đã mua phiếu khám lên gác xép để chờ đến lượt khám của mình. Tại đây, vài người đang chờ đợi từ trước. Một người đàn ông trung niên than phiền với tôi về giá thuốc đắt, cháu của ông uống cả tháng để chữa bệnh động kinh mà không thấy khỏi, chỉ thấy ngủ li bì… [b]Tiền triệu để ngủ li bì[/b] Thời gian gần đây, nhiều người dân ở Hà Nội chuộng đến các phòng khám bệnh của người Trung Quốc với tâm lí: Người Trung Quốc có nền Đông y phát triển thì có thể chữa bệnh cho mình được tốt hơn. Với giá cả dao động từ 30.000 – 50.000 đồng một lần khám, nhiều người bệnh đã không tiếc tiền để đến đây với niềm tin sẽ sớm khỏi bệnh. Tại một phòng khám Đông y trên phố Xã Đàn, sau khi mua phiếu khám với giá 30.000đ, chúng tôi được đưa lên phòng chờ ngồi đợi đến lượt khám. Người đàn ông đứng tuổi đang chờ từ trước khoe “Bác đã bốc thuốc ở đây được 1 tháng rồi. Thuốc hơi đắt, tính ra là 400 nghìn/tháng. Một thang thì uống được 2 ngày. Chưa khỏi nên bác đến chờ bốc thuốc tiếp”. Trước vẻ sửng sốt của những người đến khám lần đầu, bác này giải thích “Thuốc đắt vì đây là thuốc của người Trung Quốc, mà ngoài thuốc sắc còn có thêm viên hoàn tán của riêng họ nữa”. Bệnh của người đàn ông này là bệnh ngoài da. Tuy nhiên, theo ông kể lại thì các bác sĩ ở đây cho rằng, ông chỉ cần uống thuốc sắc là sẽ khỏi. Một người khác đến lấy thuốc cho cháu bị bệnh động kinh ở nhà than phiền “Thuốc tôi mua cũng đắt như ông kia, nhưng cháu tôi uống thuốc xong bệnh chẳng thấy đỡ, chỉ thấy ngủ li bì cả ngày không dậy nổi”. Tuy nhiên, người này lại có vẻ rất tin tưởng vào trình độ chuyên môn của các thầy thuốc Trung Quốc. Ông khoe với mọi người, nếu lần này không khỏi thì nhất định sẽ đưa cháu sang Trung Quốc để chữa bệnh. Ông còn cho biết, đã gửi thử mấy vị thuốc sang cho đứa cháu đang ở Quảng Châu tìm hiểu, cháu ông khẳng định, số thuốc đó khá bình thường và nếu mua ở bên đó thì nhiều lắm cũng chỉ hết 1 triệu chứ không phải là 4 triệu như ông mua ở Việt Nam. Hai người đàn ông này liền lấy thuốc của nhau bóc ra so sánh các vị thì thấy chẳng khác nhau ở vị nào, mặc dù một gói là để chữa động kinh, còn gói kia là chữa bệnh ngoài da. [b]Cứ uống thuốc là khỏi, không khỏi tiếp tục uống[/b] Bắt mạch cho 1 trong 2 chúng tôi là một vị bác sĩ không rõ tên, người phiên dịch cũng không đeo bảng tên. Ông bảo: “Cô bị nội tiết, nóng ở trong người, kinh nguyệt không đều có thể dẫn đến vô sinh. Ở Việt Nam thì bệnh này ít được quan tâm nên khó chữa. Phải uống thuốc của tôi pha chế riêng đều đặn thì mới khỏi”. Nhẩm tính ra, nửa tháng đầu, người bệnh sẽ uống hết 2,4 triệu. Nếu bệnh nhân đồng ý mua thuốc thì bác sĩ mới ghi đơn thuốc. Khi chúng tôi tỏ ý chỉ mua 3 thang vì chỉ mang theo ít tiền, vị bác sĩ này không đồng ý bán từng đó thuốc mà hẹn phải mang đủ tiền đến trả thì mới ghi đơn thuốc và bốc thuốc. Mô tả ảnh. Sổ khám bệnh. Ảnh:CM Tại một phòng khám Đông y khác trên phố Sơn Tây, chúng tôi cũng phải chờ đợi rất lâu mới đến lượt khám của mình. Sau lời hứa hẹn chắc chắn sẽ khỏi bệnh nếu chữa ở đây, chúng tôi lại được dẫn lên phòng gặp một bác sĩ cùng người phiên dịch. Sau khi bắt mạch, mặc dù cô bạn đi cùng với tôi đang có kinh thì bác sĩ lại khẳng định chắc chắn: “Cô bị mất kinh, phải uống thuốc 15 ngày của tôi thì chắc chắn sẽ có kinh lại”. Khi chúng tôi tỏ vẻ nghi ngờ khả năng này, thì ông kiên quyết: “Nếu sau 15 ngày mà không có kinh nguyệt thì uống thêm 15 ngày nữa chắc chắn có”. Cô bạn tôi hỏi “Nhưng em vừa có kinh xong, uống 15 ngày thuốc mà có kinh tiếp thì rối loạn kinh nguyệt à?”. Không đợi ông bác sĩ trả lời, cô phiên dịch nhanh nhảu “15 ngày là chị có kinh là để bắt đầu 1 chu kỳ mới. Từ sau đó chị sẽ có đều đặn”. Vị bác sĩ viết tên bệnh vào sổ khám cho chúng tôi. Và sau khi thấy giá thuốc cho 15 ngày uống lên đến hơn 3 triệu, chúng tôi không mua đủ số thì cũng từ chối viết tên thuốc mà hẹn mang đủ tiền thì quay lại kê đơn và lấy thuốc. Khám bệnh không ghi tiếng Việt, bốc thuốc không toa là vi phạm nghiêm trọng. Nhưng không hiểu sao, những phòng khám này vẫn ngang nhiên hoạt động?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Theo thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, chủ tịch Hội Đông y Việt Nam: Những người Trung Quốc sang khám bệnh ở Việt Nam không phải là chuyên gia như các phòng khám quảng cáo mà hầu hết là những người lao động tự do của Trung Quốc sang Việt Nam hành nghề, làm thuê cho người Việt Nam có phòng khám đông y. Những phòng khám này là phòng khám bình thường, không có gì đặc biệt. Những người nước ngoài đến hành nghề y tại Việt Nam, nhất là trực tiếp khám chữa bệnh cho nhân dân thì phải biết tiếng Việt. Nếu người đó không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch viên thành thạo để phiên dịch. Các đơn thuốc phải viết bằng tiếng Việt, viết xong thì thầy thuốc phải đọc lại cho bệnh nhân nghe. Nếu đơn thuốc chỉ ghi bằng tiếng nước ngoài là sai quy định. Trong trường hợp này, các cơ quan chức năng phải kiểm tra xử lý kịp thời, để khi bệnh nhân đến khám bệnh được biết và yên tâm. Lương y của Trung Quốc rất giỏi. Tuy nhiên, những người giỏi thì sẽ không cất công sang tận Việt Nam để làm thuê trong các phòng khám nhỏ lẻ. Bệnh nhân nên cân nhắc trước khi bỏ số tiền quá lớn ra để chữa bệnh. Ông Hướng cho biết, ông đang chuẩn bị kiến nghị Sở y tế Hà Nội khi xét duyệt cho các phòng khám và các bác sĩ Trung Quốc này thì nên tìm hiểu kĩ vì bằng cấp của họ có thể là bằng giả hoặc trình độ của họ rất yếu.