Khổ vì lái ôtô đi qua ngã ba Hà Nội?

Tôi thường đi làm qua đường Phạm Hùng, Hà Nội. Đường này khá rộng, nhiều làn. Khi chưa có các điểm quay đầu xe (để tránh giao cắt) tôi chọn làn ngoài cùng cho chắc ăn, khỏi bị CSGT phạt (lỗi sai làn). Từ ngày có kiểu khóa ngã tư, mọi chuyện khác hẳn (Trí Dũng).

Từ ngày có những điểm quay đầu, xe quay đầu vào xe quay đầu ra làm cho cái làn này tắc nghẽn. Ấy là chưa kể mấy anh xe khách xe tải cũng cứ làn này mà tiến. Khiến những người chạy xe du lịch như tôi thật khổ.

Nếu vòng ra bên phải xe trước, các chú CSGT bắt ngay (lỗi vượt phải- không cãi nổi). Vì phải thường xuyên đi đường này, tôi chọn giải pháp cứ làn giữa mà chạy.

Hôm rồi, thấy mấy chú rình sẵn ở chỗ quay đầu, tôi vẫn chạy thẳng còn mấy xe trước vội lán trái sau khi qua điểm quay đầu đè cả lên một đoạn vạch liền (Hình như chủ đích ngăn cho làn quay đầu).

Tôi thấy chú CSGT bất chấp nguy hiểm chạy ra giữa đường, giơ gậy... Bạn thử đoán xem chú ấy bắt ai? Và lỗi gì? Và nếu bắt tôi thì tôi có cãi được không? Tôi có sai không? Tôi cũng không thấy bất cứ cái biển nào phân chia làn đường cung đường này....

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Tôi cũng bị thường xuyên

Trên đoạn đường này không chỉ có một mình bạn bị phạt. Một lần bị rất ức chế tôi có hỏi : "Thế biển giao thông chia làn ở đâu khi tôi đi từ trong đường nhánh ra?", thì nhận được câu trả lời "anh lái xe thì phải đi tìm hiểu lấy chứ" .

Sau này tôi có để ý thì quả là có thật, to đoành là đằng khác nhưng mãi tận chân cầu vượt- chỗ mà cả đời tôi không đi tới. Tự ngẫm lại mình thấy CSGT làm đúng phận sự của mình thì mới giữ được trật tự đi lại, an toàn cho người dân, nhưng cứ chỉ đi chăm chắm bắt phạt ở những lỗi không đáng có (do sơ xuất hay không đủ kinh phí để cắm hết biển báo)thì chưa "tâm phục" cho lắm

biet roi
biet roi
Trả lời 14 năm trước

Luật giao thông

Để cho chúng ta không cãi được và để cho các CSGT có điều kiện làm việc thì luật nó phải mập mờ vậy. Nếu rõ ràng thì chúng ta đã không phải bực mình

lu mo
lu mo
Trả lời 14 năm trước

Đường tắc, sao CSGT không điều khiển cho khỏi tắc

Tôi cũng như anh Trí Dũng, Hà Nội này quá nhiều khoá ngã tư, đường quá đông. Ngay đường Nguyễn Trãi cũng vậy, nếu cách xử lý như vậy thì chỉ làm cho giao thông trở nên ùn tắc. Theo tôi Cảnh Sát giao thông nên điều khiển giao thông cho tránh ùn tắc nếu thấy việc đấy là cần thiết, còn hơn là cứ chăm chăm tìm người vi phạm để phạt mà ít quan tâm đến tắc đường.

ocnhoi
ocnhoi
Trả lời 14 năm trước

Ở thành phố nhỏ của tôi (Đà Lạt) CSGT và CSTT làm việc rất tích cực, chạy ngoài đường suốt, để xe lấn lòng lề đường- bắt, chạy xe lấn tuyến - bắt, không đội mũ bảo hiểm- bắt vv...đồng ý là phạm luật thì phải bị phạt. Tuy nhiên có những lỗi lớn thì lại không bị sao làm cho người ta cảm thấy bức xúc như tuyến đường một chiều Nguyễn Văn Trỗi thường xuyên có người đi ngược chiều (phần lớn là học sinh) thì không thấy ai nhắc nhở mặc dù vi phạm này rất dễ gây tai nạn (hay là vì HS không có tiền nên không bắt).

Bãi giữ xe sau khu Hòa Bình thường xuyên lấn lòng đường 3, 4 mét cũng không thấy nói năng gì? (bãi xe này của ai vậy?). Tôi nghĩ,chính vì sự bất công bằng này nên nhiều người bị phạt tỏ ra không phục nên hay xảy ra xin xỏ rồi cự cãi thậm chí chống lại người thi hành công vụ.

roi biet
roi biet
Trả lời 14 năm trước

Tôi cũng rơi vào trường hợp như anh

Gửi Anh

Trước hết tôi xin chia sẻ cùng anh nỗi bức xúc này vì tôi cũng đã rơi vào trường hợp như vậy.

Nói thật với anh, tôi thấy cách làm của mấy chiến sỹ cảnh sát giao thông ấy chẳng khác gì trích cảnh hài "thập diện mai phục" của tiểu phầm Táo quân gặp nhau cuối năm. Các anh cảnh sát giao thông biết trước sẽ có nhiều xe ôtô đi lấn vào vạch liền kẻ trước chỗ quay đầu xe nên tìm vị trí phục sẵn trước đấy khoảng 100 m để bất chấp nguy hiểm lao ra đường đông người bắt phạt người dân tham gia giao thông.

Các anh thừa biết với số luợng xe tham gia giao thông lớn, vị trí quay đầu xe thì chỉ có một làn đường, các xe dễ bị vướng nhau tại vị trí quay đầu xe nên dễ đè lên vạch kẻ liền tại đấy dẫn đến bị các anh thổi phạt. Với cách làm kiểu này, chúng tôi thực sự thấy không phục cách suy nghĩ và hành động của các anh.

Tại sao các anh không đứng ngay vị trí quay đầu xe để hướng dẫn cho phương tiện tham gia giao thông đi đúng làn đường mà các anh lại chọn vị trí cách đấy 100 m để bắt phạt người dân.

Tại sao các anh không gắn biển chỉ dẫn thật to, thật rõ ràng để người tham gia giao thông biết trước để tránh vi phạm. Tại sao các anh không muốn cải thiện điều kiện giao thông tốt hơn cho mọi người hơn là cứ để mọi người cố ý hoặc vô ý phạm lỗi.

Tại sao cách đấy vài trăm mét có nhiều xe khách đi với tốc độ rùa bò để bắt khách dọc đường làm những xe sau không thể tiến lên được thì các anh không suy nghĩ để triệt tiêu hết tình trạng đấy.

Đôi điều chia sẽ cùng anh và các bạn đọc.

biet rui
biet rui
Trả lời 14 năm trước

Còn rất nhiều chuyện bức xúc!

Nếu nói về bức xúc trong xã hội thì rất nhiều. Mình có lần bị C.A hcm thổi phạt mới buồn cười. Trên đường Võ Thị Sáu, đoạn Pastuer - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, do xe hơi đông nên khi đèn đỏ thì các xe mới choán luôn cả ngã tư Pasteur. Thế nên các chú công an mới hướng dẫn qua làn giữa để lưu thông, trong đoạn đường đông như thế nên đâu thể nào vào lại làn đường ôtô.

Khi đến ngã tư tiếp theo thì bị các chú công an ở ngã tư này thổi phạt tội lưu thông không đúng làn đường. Nhưng lại ko lập biên bản mà lại giữ giấy tờ và hẹn ở đội sau giờ xuống ca. Khi đến đội sau giờ xuống ca thì mới biết rất nhiều người bị như thế và có người đã thốt lên rằng hình như đây là dàn cảnh của các chú công an.

Đây mới chỉ lĩnh vực giao thông, còn rất nhiều ngàn nghề khác nữa mà có nhiều việc không thể nói và ko thể làm gì đc. Cuối cùng là phải sống chung với lũ.
Chuyện gì thì cũng phải có tình có lý.

Những chuyện không đáng thì nhắc nhở trước và khi làm thì phải làm nghiêm mới làm người khác tâm phục khẩu phục đúng ko ạ?

Oldbaby

gfhfghgg
gfhfghgg
Trả lời 14 năm trước

CSGT chỉ quan tâm đến phạt thôi

Ở chỗ quay xe trên đường Ngọc Hồi đoạn gần bến xe nước ngầm, có một cái bẫy là biển cấm ôtô quay đầu, đường rộng, biển nhỏ nếu lái xe không để ý mà quay xe tại đó là bị CSGT bắt liền.

Trước đây điểm này luôn có mấy anh CSGT túc trực để bắt các xe vô ý không biết mà quay xe tại đây. Tuy nhiên khoảng nửa tháng nay GTCC gắn thêm biển phụ cho phép một số loại xe được quay đầu tại đây, kể từ đó chả thấy CSGT túc trực gì nữa.

Từ đó rút ra, mục đích của CSGT khi làm nhiệm vụ trên đường là bắt lỗi người tham gia giao thông vi phạm thôi, còn việc hướng dẫn giao thông cho đỡ ùn tắc thì chỉ là phụ thôi. Ở chỗ nào có bẫy là có CSGT, khi không còn bẫy nữa thì CSGT cũng bỏ chốt luôn.

tun oi
tun oi
Trả lời 14 năm trước

Nếu bạn có dịp đi trên Quốc lộ 10 từ Hải Phòng đến Thái Bình, đầu thành phố tất nhiên có biển đô thị (tối đa 50 km/h), đi tiếp và rẽ trái về phía cầu Bo sẽ gặp một số biển cấm đỗ cấm dừng, hạn chế tốc độ đường cong gấp 30 km/h. Hết cong gặp biển "hết tất cả mọi lệnh cấm" đường 4 làn, bê tông asphalt kẻ vạch, hai bên đồng không mông quạnh dài 3km. Các lái xe yên tâm đi 80 km/h và đến cuối đường đã thấy hình người màu vàng đi ra đón và chắc chắn bạn sẽ vi phạm biển thành phố.

Các lái xe Thái Bình bị rồi thì có kinh nghiệm chứ tỉnh khác thì ăn lừa thường xuyên và sau đó là bị đưa lên Truyền hình Thái Bình bêu riếu.

Quốc lộ 10 có thể thống kê hàng trăm biển bị che khuất mà CSGT có đi cũng vi phạm nhưng ôi thôi bạn không những mất tiền, mất thời gian 10 ngày hẹn giải quyết (dù ở tỉnh khác). Và còn phải làm Bản kiểm điểm có chứng nhận của Thủ trưởng đơn vị hoặc Chính quyền địa phương và nhiều thủ tục phiền hà khác. Nhất là thái độ của 2 nữ nhân viên công an ở đây nữa.

Tôi đã chứng kiến một người đứng tuổi sau khi ngoan ngoãn xong việc thì nói một câu: "Con trai tôi mà đưa người như 2 cô về làm dâu, tôi cũng lót tay cho ra khỏi cửa".

Mong sao ngành CSGT có sự đột biến thay đổi để khỏi thấy cảnh chống lại những người thi hành công vụ như các anh.

pqy
pqy
Trả lời 14 năm trước

Cảm nhận cá nhân về CSGT HN nói riêng, VN nói chung

Tôi cũng tự lái xe riêng tham gia giao thông, qua nhiều năm quan sát, tôi có nhận định rằng CSGT Hà Nội nói riêng, và CSGT VN nói chung, đa phần không có trách nhiệm tự giác tham gia điều tiết GT giúp giải toả ùn tắc, không có khái niệm nhắc nhở, tuyên truyền ý thức tham gia giao thông của dân. Chỉ tìm cách bắt lỗi người tham gia GT để phạt, mà tiền phạt cũng phần lớn là "phạt nóng".

Nhiều nga tư ở HN, khi có tín hiệu đèn đỏ, xe máy đỗ tràn kín sang phần đường chiều ngược lại, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ún tắc, trong khi đó mấy đồng chí CSGT một là đứng chơi, hai là chỉ chăm chăm tìm các ôtô con phạm lỗi là chặn phạt ngay. Còn chuyện CSGT cố ý bẫy hoặc, cố ý dồn người tham gia GT vào thế "sai" là chuyện hằng ngày.

Bức xúc!

biert rui
biert rui
Trả lời 14 năm trước

Ôtô - xe máy - CSGT

Chào bạn. Ôtô - xe máy - CSGT nó một sự liền lạc. Những chuyện về CSGT thì không thể nào nói hết những chuyện khâm phục, than phiền trách móc hầu như không thể kể siết. Có những chuyện thành công thức, có những chuyện như những tác phẩm để đời...

Chuyện CSGT lấy đường kẻ làm nên mọi chuyện thì trước hết cần xem lại người kẻ đường. Làn đường thì rộng hơn 1,5 lần chiều rộng ôtô trong khi phần xe máy thì bé tạo khoảng 2m, chưa kể rác rưởi, cát bên trong rồi xe bus đậu, xe CSGT đậu bên trong còn CSGT đứng bên ngoài ghi biên bản thì chuyện xe máy đi vào làn ôtô, còn ôtô tải vào làn xe du lịch ... cứ thế mà tạo nên một dòng chảy cuộc sống hàng ngày mà CSGT là người không điều khiển giao thông lại làm cái việc đi câu những nơi vạch kẻ.

Điều quan trọng là chúng ta không biết được khi đào tạo CSGT học những gì mà khi ra đường họ thường làm cái việc rình, tận dụng cái vạch của ngành giao thông để phạt giấy (biên bản) hay phạt tờ (tiền chi thẳng). Dân cứ kêu, phản ánh, quay phim, chụp ảnh nhưng chẳng thấy ngành CA có động thái nào gọi là chấn chỉnh có hiệu quả.

Chuyện canh bắt xe cán vạch nhiều lúc mình nghĩ nên để trẻ con nó làm và chỉ cần chỉ nó làm theo như vậy là được chứ đâu cần đào tạo chi cho tốn kém thời gian và kinh phí nhỉ? Cần có kênh phản ánh cho người dân để CSGT làm đúng chức năng cao cả thì mới đưa người dân tham gia giao thông theo đúng pháp luậ và nhận thức của dân được đi lên.