Gian hàng bánRao vặtTư vấn tiêu dùngHỗ trợ
  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập

Kỹ năng sơ cứu trong 5 tình huống khẩn cấp nhất định phải biết

AvatarNgân Phạm -
Lượt xem: 824

Việc sơ cứu kịp thời có thể cứu mạng được rất nhiều người chỉ trong gang tấc. Tuy nhiên, nếu không sơ cứu đúng cách cho người gặp nạn, bạn còn gián tiếp đẩy họ vào những nguy hiểm nặng nề hơn đến tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn sơ cứu cơ bản trong 5 tình huống mà ta hay gặp phải nhất.

1. Vì sao phải sơ cứu?

Việc gặp những tai nạn bất thường trong cuộc sống không phải là điều ai mong muốn. Những lúc rơi vào những tình huống nguy hiểm như vậy, cách tốt nhất là đưa người gặp nạn đến cơ sở y tế gần nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi thứ cũng được suôn sẻ. Việc sơ cứu tại chỗ là việc hết sức cần thiết trong một vài tình huống như gãy xương, chảy máu, đứt tay,… để đảm bảo cho người gặp nạn có thể duy trì sự sống cho đến khi được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

trẻ nô đùa dễ ngã

Trẻ em nô đùa trong nhà dễ xảy ra tai nạn không đáng có.

Đôi khi, có những tai nạn nhỏ như ong đốt, vết bỏng nhẹ,.. bạn cần giải quyết ngay lập tức. Lúc này, việc sơ cứu sẽ phát huy tác dụng. Bạn có thể sơ cứu trực tiếp tại nhà bằng những kiến thức lâm sàng về sơ cứu, tránh mất thời gian đến bệnh viện, gây những hậu quả đáng ngờ cho vết thương.

Để có thể đảm bảo việc sơ cứu diễn ra một cách an toàn và hiệu quả, bạn nên chuẩn bị một chiếc hộp sơ cứu nhỏ bên mình bất cứ lúc nào. Tai nạn là không ai lường trước được, vì vậy đặc biệt mỗi khi đi xa, hãy chuẩn bị một túi sơ cứu y tế để phòng trừ những trường hợp xấu xảy đến. Một chiếc túi sơ cứu cơ bản nên bao gồm:

  • 10 miếng băng dán vết thương.
  • 5 miếng gạc vô trùng.
  • Gạc cuộn, cuộn keo dán y tế.
  • Bông gòn, cồn để sát trùng.
  • Găng tay y tế.
  • Một số loại thuốc thông thường như dung dịch sát khuẩn Betadine, thuốc mỡ kháng sinh, thuốc rửa mắt vô trùng, thuốc chống đau xương khớp, thuốc giảm đau hạ sốt aspirin, acetaminophen,..
  • Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm nhiệt kế, xi lanh, bộ dụng cụ y tế,… để có thể đảm bảo an toàn tốt nhất.

đồ dùng sơ cứu cơ bản

Một vài đồ dùng sơ cứu cơ bản.

2. Hướng dẫn sơ cứu cơ bản đúng cách

Dưới đây là một vài tình huống nguy hiểm hay gặp trong đời sống mà cần sơ cứu ngay lập tức. Việc sơ cứu sẽ quyết định 70% tình trạng của cơ thể bạn sau khi gặp tai nạn, vì vậy đừng bỏ qua việc sơ cứu cơ bản.

2.1. Sơ cứu khi chảy máu

Có rất nhiều những tai nạn dẫn đến chảy máu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nguy hiểm nhất là trường hợp chảy máu do đứt động mạch. Trong mọi trường hợp, điều cơ bản nhất bạn cần làm là cầm máu. Sau khi rửa tay thật sạch và sử dụng găng tay y tế hoặc bất kì vật dụng gì có thể ngăn tay bạn trực tiếp chạm vào vết thương, bạn cần:

sơ cứu chảy máu nguy hiểm

Cầm máu nhanh nhất có thể để đảm bảo tính mạng cho người bị nạn.

  • Để nạn nhân nằm thẳng xuống, lấy chăn quấn quanh người họ. Những người bị mất máu sẽ hạ thân nhiệt rất nhanh, vì vậy hãy cố gắng giữ thân nhiệt cho họ. Đồng thời, nâng cao vùng bị thương, chảy nhiều máu lên cao.
  • Nếu trên vết thương có dị vật, hãy  nhẹ nhàng lau và sát khuẩn những bụi bẩn ở quanh miệng vết thương. Lưu ý rằng tuyệt đối KHÔNG cố rút dị vật ra khỏi vết thương, đặc biệt là dị vật đâm quá sâu. Việc rút những dị vật ra ngay lập tức mà không có sự can thiệp của đội ngũ y khoa bác sĩ sẽ gây hiện tượng máu chảy nhiều hơn, khiến nạn nhân rơi vào tình trạng mất máu nhiều, có thể mất mạng.
  • Sử dụng một miếng vải mềm, sạch hoặc bông áp chặt lên vết thương hở tối thiểu là 20 phút. Lưu ý rằng không được mở ra để xem xem vết thương đã ngưng chảy máu hay chưa.
  • Găng tay Y Tế V Glove có bột

Nếu sau khi sơ cứu cơ bản mà máu vẫn không ngừng chảy, hãy tác động vào động mạch tại các vị trí sau:

  • Chặn ở phía trên khuỷu tay và dưới nách nạn nhân.
  • Chặn vị trí phía sau đầu gối, chỗ gần háng.
  • Xoa tay trên cơ thể nạn nhân để đưa động mạch tại các khu vực này tới gần xương. Một tay giữ ngón tay thật chắc trên da, tay còn lại giữ chặt vết thương.

băng vết thương chảy máu

Giữ ngón tay ở chỗ vết thương và băng bó khu vực vết thương hở lại.

Sau khi máu đã ngừng chảy nhưng các đơn vị y tế chưa đến kịp, hãy nhanh chóng băng phần vết thương lại để tránh tiếp xúc với các bụi bẩn bên ngoài không khí, gây nhiễm trùng vết thương.

2.2. Sơ cứu vết bỏng

Các vết bỏng nặng, nghiêm trọng, bạn cần rất nhiều tới sự can thiệp của đội ngũ cán bộ bác sĩ y khoa. Tuy nhiên, bạn cũng cần vài bước sơ cứu cơ bản trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện:

  • Xả thẳng vòi nước lạnh lên vết thương khoảng 10 phút.
  • Lau nhẹ nhàng vết thương với khăn vải mềm, thấm nước lạnh. Tuyệt đối KHÔNG sử dụng đá hay bất kì dụng cụ có nhiệt độ thấp trực tiếp lên vùng da bị bỏng. Việc để vật có nhiệt độ thấp tiếp xúc trực tiếp với vết bỏng chỉ làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn mà thôi.

xả vết thương dưới vòi nước

Nước làm dịu vết bỏng.

  • Làm sạch da bằng xà phòng và nước vòi lạnh.
  • Sử dụng một vài loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen hoặc ibuprofen.

Đối với những vết bỏng nhẹ, bạn không cần phải băng bó lại vì việc băng bó sẽ gây bí da và gây ngứa với vùng da vừa bị tổn thương. Kéo dài thời gian xả nước lạnh lên vết thương để làm dịu vết thương sẽ tốt hơn với trường hợp này.

2.3. Sơ cứu ong đốt

Khi bị ong đốt, hãy bình tĩnh và rút ngòi châm trên da nhanh nhất có thể. Sử dụng các loại que tiệt trùng hoặc rửa sạch tay và cầm tay rút trực tiếp ngòi châm của ong ra khỏi bề mặt của da. Nên lưu ý rằng bạn KHÔNG được nặn hay bóp để lấy đầu vòi chích ra khỏi cơ thể, việc này sẽ làm nọc độc của ong lan rộng. Ngay sau đó, hãy rửa sạch vùng da bị đốt với xà phòng và nước ấm.  Sử dụng dung dịch sát trùng như cồn lên vết thương.

gắp kim nọc của ong

Nhanh chóng đưa ngòi châm ra khỏi bề mặt.

Ngoài ra, nếu vết thương sưng tấy, hãy chườm đá lạnh bọc qua một lớp vải mỏng để giảm đau và giảm sưng. Theo dõi bệnh nhân thật sát sao. Nếu có các dấu hiệu như mệt mỏi, sốt, buồn nôn, bạn cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa bệnh.

2.4 Sơ cứu gãy xương

Nếu nghi ngờ một người nào đó đang bị gãy xương, hãy tiến hành sơ cứu ngay lập tức cho họ theo các bước dưới đây:

  • Gọi ngay vào số 115 để đơn vị cấp cứu có thể đến kịp thời.
  • Nếu người gặp nạn đang chảy máu thì ngay lập tức hãy nâng khu vực bị thương lên, sát khuẩn nếu được và dùng băng vô trùng hoặc một miếng vải sạch ép thật chặt vết thương để ngăn máu chảy ra.

sơ cứu gãy xương

Một vài cách cố định chỗ gãy xương.

  • Cố định vùng bị chấn thương bằng cách giữ họ ở nguyên vị trí, dùng một miếng gỗ hoặc một miếng nẹp cứng để cố định tùy vào vị trí mà người gặp tai nạn mắc phải. Đối với những người bị gãy xương tay hoặc cẳng tay, hãy cố định khu vực bị thương bằng nẹp và quấn băng vải để họ đeo trước ngực. Nếu nghi ngờ người bệnh gãy xương cổ hoặc lưng, để họ giữ nguyên tư thế ngay lập tức. Chỉ một cử động nhỏ thôi cũng khiến các khớp xương quan trọng có thể lệch tiếp đi bất cứ lúc nào.

sơ cứu gãy xương

Sơ cứu gãy xương khẩn cấp.

  • Sau đó, hãy trấn an người bị nạn, để họ nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái nhất. Bạn cũng có thể đắp chăn hoặc phủ thêm quần áo cho họ để họ có thể giữ ấm cơ thể. Đây là lúc nạn nhân khá hoảng loạn nên thân nhiệt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.5. Sơ cứu vết chó cắn

Điều quan trọng đầu tiên sau khi không may bị chó cắn là hãy làm sạch vết thương. Tìm đến một vòi nước gần nhất, xả nhẹ nhàng lên miệng vết thương để loại bỏ mầm bệnh. Sau đó, hãy dùng bông và nước để rửa vết thương. Lưu ý rằng hãy nhẹ nhàng thôi bởi nếu mạnh tay sẽ làm đau và chày xước vết thương nhiều hơn.

sơ cứu chó cắn

Vết thương chó cắn rất nguy hiểm

Ngay sau khi vết thương được làm sạch, bạn hãy sử dụng nước sát trùng như betadine hoặc ô xi già để làm sạch và sát khuẩn tuyệt đối. Những loại thuốc này sẽ loại bỏ một số lượng vi khuẩn có hại. Thấm nhẹ nhàng thuốc ra bông gòn mềm và chấm lên vết thương hở mới. Hãy cố gắng chịu đau một chút vì khi thoa thuốc lên da sẽ có cảm giác xót nhẹ.

Nếu vết thương chó cắn bị chảy máu, hãy nâng chỗ bị thương lên cao, lấy một miếng vải sạch hoặc miếng gạc ấn chặt vào chỗ bị thương nếu nó vẫn tiếp tục chảy máu sau khi bạn rửa dưới nước và sát trùng.

tiêm phòng dại

Hãy tiêm phòng dại ngay lập tức.

Điều quan trọng nhất là hãy kiểm tra xem người vừa bị chó cắn đã được tiêm phòng dại hay chưa. Nếu chưa thì phải ngay lập tức đưa người bệnh đến cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại. Đồng thời, phải quan sát con vật đã cắn mình trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cắn. Nếu con vật có bất kì dấu hiệu bất thường như ốm, chết, mất tích hay bị bán giết,.. vượt khỏi tầm kiểm soát thì bạn phải đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

3. Các loại hộp sơ cứu cơ bản cần có

Hiện nay, có rất nhiều loại hộp sơ cứu cơ bản, tiện lợi mà bạn có thể mua và sắm ngay trong nhà để có thể phòng trừ những trường hợp xấu xảy đến.

3.1. Tủ sơ cứu gia đình

Đây là loại tủ lắp đặt cố định tại một vị trí, có kích thước nhỏ gọn vừa phải, thích hợp lắp đặt trong các gia đình. Một tủ thuốc sơ cứu có koarng 4-5 ngăn để bạn để một vài vật dụng y tế quen thuộc cần thiết trong gia đình.

hộp sơ cứu y tế tại nhà

Hình minh họa cho tủ thuốc sơ cứu tại nhà.

Tủ thuốc sơ cứu được làm bằng chất liệu inox cùng kính trong suốt, dễ dàng nhận biết các loại thuốc đựng bên trong tủ.

  • Tủ Thuốc Y Tế Đức Thành 40241

Giá mỗi tủ thuốc sơ cứu giao động từ 200.000 đồng đến 320.000 đồng.

3.2. Túi sơ cứu di động

Túi sơ cứu y tế là loại túi tiện dụng, được bán sẵn và đi kèm nhiều loại thiết bị sơ cứu cần thiết. Túi sơ cứu y tế được phân thành ba loại A, B, C theo tiêu chuẩn của bộ y tế. Túi sơ cứu loại A là loại túi sơ cứu có nhiều dụng cụ nhất, phù hợp dùng cho nơi có nhiều người, không gian rộng như công ty, bệnh viện, doanh nghiệp, trường học, trạm y tế,..

túi sơ cứu y tế loại A

Hình minh họa túi sơ cứu y tế.

Túi sơ cứu y tế thích hợp và tiện lợi di chuyển đi lại dễ dàng. Túi sơ cứu y tế có kích thước hình hộp chữ nhật vừa phải, nhỏ gọn, có thể di chuyển tới nhiều vị trí khác nhau. Đây là loại túi thích hợp cho những người làm việc sơ cứu linh động, những người làm tại phòng y tế của một doanh nghiệp, một công ty hay làm việc tại những công trường lớn,…

Túi sơ cứu y tế đầy đủ đảm bảo tiêu chuẩn của bộ y tế có giá thành giao động 1.200.000 đồng đến 2.400.000 đồng.

Trên đây là hướng dẫn sơ cứu cơ bản cho 5 tình huống nguy hiểm khẩn cấp mà nhiều người hay gặp phải những tai nạn không đáng có này. Mong rằng bài viết đã trang bị cho bạn thêm được những kiến thức bổ ích cho cuộc sống. Để tham khảo thêm về những mẹo chữa bệnh hay các phương pháp chữa bệnh khác về y tế sức khỏe, mời bạn tham khảo tại đây.

Theo: Ngân Phạm