Cách làm món củ kiệu chua ngọt?

Các mẹ ơi, hướng dẫn cho em cách làm món củ kiệu chua ngọt với ạ, em thích ăn món này lắm mà không biết cách làm ạ, các mẹ giúp em với...

Trả lời 8 năm trước
Nguyên liệu: (lượng nguyên liệu cho 200g thành phẩm) - 200g củ kiệu tươi - 300g đường - 80ml dấm - 40g muối - Muối hạt Thực hiện: Bước 1: Ngâm kiệu với muối hạt khoảng 8 tiếng để kiệu nhả chất dơ, cặn đen. Bước 2: Rửa lại kiệu nhiều lần bằng nước sạch. Cắt bỏ phần rễ, chân và tước bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi đem kiệu đi phơi nắng khoảng 6 tiếng. Bước 3: Đun nóng ấm và khuấy đều hỗn hợp 1 lít nước, 300g đường, 40g muối, 80ml dấm đến khi hòa tan hoàn toàn. Xếp kiệu vào hũ, chế hỗn hợp nước ngâm ngập mặt, đậy kín, bảo quản nơi khô thoáng ngày trước khi dùng. Bước 4: Dọn kiệu ngâm chén, ăn cùng các món Tết như thịt kho, bánh chưng, thịt quay, giò, chả... Lưu ý: Không nên cắt quá sát vào phần rễ và chân, sẽ khiến kiệu bị mềm và úng. Với cách làm củ kiệu ngâm này đảm bảo ai cũng thích.
Trả lời 8 năm trước
Chuẩn bị: Kiệu mua về rửa sạch, ngâm muối hột khoảng 30 phút (1 kg kiệu + 1.5 lít nước + 1/3 gói muối hột tương đương với 5 muỗng cà phê). Sau đó, rửa lại với nước sạch và cắt bỏ phần đuôi và rễ kiệu. Cách làm củ kiểu trắng và chua ngọt Nguyên liệu cần thiết để làm củ kiệu ngày tết Ngâm kiệu đã cắt bỏ đuôi và rễ vào một thau nước đã ngâm sẵn phèn chua (1 lít nước + 1 muỗng cà phê phèn chua đâm nhuyễn). Ngâm khoảng nửa ngày hoặc một ngày (tùy thời gian phù hợp, nếu bạn muốn ăn liền thì ngâm khoảng nửa ngày. Việc ngâm phèn chua có tác dụng làm trắng kiệu) Sau đó, lấy kiệu đã ngâm phèn chua ra rửa thật sạch. Ta có thể ngâm thêm kiệu trong nước đá khoảng 1 tiếng hoặc không quá nửa ngày (việc ngâm nước đá có tác dụng làm kiệu giòn và cứng). Tiếp đến, lấy kiệu đã ngâm nước đá ra rửa sạch lại và đem phơi nắng một ngày (việc phơi nắng giúp kiệu ráo nước và trắng, giòn hơn). Sau khi phơi nắng xong, ta đem kiệu vào cắt bỏ phần màng kiệu, hoặc rễ, đầu kiệu bẩn còn xót lại. Cuối cùng, ta xếp kiệu vào thẩu (keo) theo một trong các nguyên tắc tùy chọn sau: - 1 lớp kiệu + 1 lớp đường rải đều mặt kiệu + 1 ít muối –> Đợi đường tan chảy thành nước đường (khoảng 7 ngày), đổ nước giấm đã thắn (*) vào và có thể dùng được sau 2 ngày. - Xếp hết kiệu vào thẩu – Đổ nước đường đã thắn (**) vào. Khoảng 3 ngày sau, nước đường lên men thấm vào làm chua kiệu là ăn được. Làm củ kiệu ngon ngày tết Củ kiệu ngon là củ kiệu trằng, giòn và có vị chua ngọt tuyệt vời Kiệu làm thành công là kiệu trắng, giòn, không bị úng đầu hoặc mềm ủng. Kiệu sẽ có vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng của giấm thắn đường (có thể có thêm vị mằn mặn nếu bạn cho thêm nhiều muối khi thắn giấm) hoặc vi chua ngọt từ nước đường lên men tự nhiên nếu bạn không dùng giấm. (*) Thắn/Nấu nước giấm: 1 lít giấm + 100gr đường cát trắng (không nên dùng đường vàng sẽ làm kiệu bị ngả màu không còn trắng đẹp) + 1 muỗng cà phê muối (có thể không cần cho muối nếu bạn không thích vị mặn). Bắt lên bếp đun sôi, nếm lại nếu có vị chua chua ngọt ngọt trung hòa (không quá chua, không quá ngọt), một chút xíu mằn mặn của muối hoặc vừa khẩu vị theo sở thích của bạn là được. Sau đó, tắt bếp, để thật nguội và cho vào kiệu. (**) Thắn/Nấu nước đường: 1 lít nước + ½ kg đường cát trắng (không nên dùng đường vàng sẽ làm kiệu bị ngả màu không còn trắng đẹp) + 1 muỗng cà phê muối (có thể không cần cho muối nếu bạn không thích vị mặn). Bắt lên bếp đun sôi, nếm lại nếu có vị ngọt vừa phải (có thể cho nhiều đường hơn nước để nấu thành nước đường đặc nếu thích) là được. Sau đó, tắt bếp, để thật nguội và cho vào kiệu. Nước đường lúc đầu có vị ngọt, nhưng sau khi cho vào kiệu, để khoảng 2-3 ngày sẽ lên men và có vị chua ngọt tự nhiên. Lưu ý: Không nên ngâm kiệu trong muối hột và nước quá lâu. Muối sẽ làm kiệu bị mềm và nước sẽ làm kiệu bị úng. Khi cắt kiệu không nên cắt quá sát và phạm vào đầu kiệu. Cắt kiệu không đúng cách sẽ làm kiệu bị mềm ngay lập tức khi cho kiệu ngâm vào giấm hoặc nước đường.
Trả lời 8 năm trước
Nguyên liệu: Một kg kiệu Huế làm sạch (có loại làm sẵn bán ở chợ) 1/2 kg đường, giấm nuôi Cục phèn chua (bằng một lóng tay) Một muỗng cà phê muối Một củ tỏi lột vỏ. Cách làm củ kiệu ngon Bạn nên chọn loại kiệu Huế, tuy ngâm lâu nhưng vẫn sẽ giòn và ngon hơn loại kiệu lá hay kiệu trâu. Kiệu Huế có phần thân kiệu nở, thắt eo rõ rệt và đuôi kiệu mảnh nhỏ. Kiệu trâu thì có thân hình dài dần, đuôi kiệu to không có nút thắt eo như loại củ kiệu Huế. Khi cắt chân kiệu, tuyệt đối không để phạm vào thịt kiệu vì như thế kiệu sẽ bị hư úng, không còn ngon nữa. Kiệu mua về rửa sạch đất, trộn cùng 1/2 chén muối (hoặc tro bếp), đổ nước xâm xấp, ngâm củ kiệu từ tối đến sáng (khoảng 12 tiếng) và đem rửa sạch nhiều lần. Ngâm tiếp vào nước pha phèn chua rồi phơi nắng khoảng một giờ (trong nước phèn chua) sau đó xả sạch nhiều lần. Tiếp đó đem kiệu cắt chân và lá gọn gàng.
Trả lời 8 năm trước
Muốn món kiệu vừa giòn lại để được lâu bạn hãy cho đường vào trộn sao cho đường thấm kiệu rồi để khoảng 7 – 14 ngày. Khi đó món kiệu sẽ chua tự nhiên, nên rất giòn, trong và để lâu không bị chua đậm hay lên men, hóa rượu. Sau đó lấy giấm nuôi nấu sôi để cho thật nguội rồi cho một ít kiệu đã ướp đường vào ngâm. Lưu ý: Trong quá trình ướp kiệu thỉnh thoảng hãy rưới nước đường lên kiệu và đạy kín hũ đựng kiệu, để thật vệ sinh. Cách này sẽ tương đối tốn nhiều thời gian trong suốt quá trình làm.
Trả lời 8 năm trước
Nấu một chén dấm cùng một chén đường đầy và thêm 1/3 muỗng cà phê muối nấu tan đường, tắt bếp, để hỗn hợp đó thật nguội. Sau đó bạn xếp kiệu vào keo. Cho dấm đường vào xấp mặt kiệu, để khoảng 2 tuần là bạn đã có thể dùng được. Lưu ý: Dùng bao nylon sạch, bỏ vào đó một chút nước, cột bao lại, bỏ lên trên kiệu để nén tránh trường hợp kiệu nổi lên không ngập trong nước. Khoảng 2 tuần sau, nước kiệu sẽ ra. Vì thế nhìn vào kiệu sẽ trong và rất ngon mắt.