Vợ chồng khắc khẩu nhau quá có nên sống chung?

Đỗ Thị Trinh
Đỗ Thị Trinh
Trả lời 12 năm trước

Mình có vài kinh nghiệm khi vợ chồng khắc khẩu:

Nhóm 1: Nhẹ nhàng mà hiệu quả, lùi một bước để tiến hai bước

Cách 1: Nhẫn nhịn: Đây là cách bản lề và hiệu quả nhất đối với cả vợ lẫn chồng. Giá trị của nó không ai phải bàn cãi vì nó được đúc kết trong câu “chồng nóng thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa, chẳng đời nào khê” có từ thời các cụ xa xưa. Thường người vợ sẽ phải chịu nhẫn nhịn nhiều hơn, vì thế mà nhiều người cho rằng phụ nữ bị thiệt thòi, bị chèn ép, không có công bằng. Song đó cũng là điều tương đối thực tế vì khi yêu, đàn ông nhường nhịn phụ nữ nhiều rồi, lúc lấy về họ phải đòi lại quyền của họ. Nói vui vậy song đàn bà sinh ra vốn được trời phú sự mát tính nên việc nhường nhịn đàn ông cũng là thuận theo mong muốn của thượng đế. Hơn nữa, nhẫn nhịn chồng mình chứ có phải người ngoài đâu mà còn so bì hơn thiệt. Vả lại, thiệt cái này sẽ được chồng yêu, chồng thương hơn là cãi lại chồng.

Cách 2: Tạm thời lánh xa khu vực chiến sự: Với người chồng thì bỏ đi chơi với bạn bè, làm trận nhậu nhẹt cho khuây khỏa, giảm stress. Không thì lên phòng đóng cửa xem ti vi, đọc báo. Với vợ có thể dẫn con đi chợ, về nhà mẹ đẻ buôn chuyện hay tranh thủ đi siêu thị mua sắm. Cùng lắm là dồn công sức vào việc nhà cho đến khi mệt thì thôi rồi tìm một giấc ngủ là yên tâm, khỏi cãi vã.

Cách 3: Góp ý chồng/vợ khi cơn cãi vã đi qua: Cách này bổ sung cho cách 1,2. Ai cũng biết khi tâm trạng vui vẻ, nhẹ nhõm, mọi lời góp ý đều dễ đi vào lòng người hơn. Những ông chồng khi cái tôi đã được cất đi sẽ sẵn sàng tiếp thu mọi lời thủ thỉ của vợ. Còn gì bằng khi chiến tranh đã nguội, sự ấm áp khi hai vợ chồng vừa gần gũi chuyện “chăn gối” xong, lúc vợ mát xa cho chồng…v.v, mọi lời tỷ tê của vợ/chồng đều đạt hiệu quả tuyệt đối.

Cách 4: Làm lành với vợ hoặc chồng bằng những lời nói hoặc món quà: Đó đơn giản chỉ là lời xin lỗi hay lời hứa sẽ sửa chữa sai lầm, không để sự việc tiếp diễn lần nữa. Nói chung chẳng có gì chắc chắn trong lời nói đó nhưng không hiểu sao đối phương vẫn thích và cảm thấy thoải mái. Nghệ thuật xin lỗi là cái mà cặp vợ chồng nào cũng cần phải học và sử dụng thành thạo kết hợp với việc lựa chọn thời điểm hợp lý. Bên cạnh đó, thay lời xin lỗi bằng những món quà cũng là một sự lựa chọn của những người không đủ can đảm nói lên hai từ kia. Dao cạo râu mới hay món ăn ngon do mình chế biến từ người vợ hoặc hộp sữa tắm hay bó hoa hồng từ người chồng, đâu có gì khó khăn.

Nhóm cách này nếu áp dụng tốt sẽ duy trì hạnh phúc bền chặt, đòi hỏi người chồng và vợ phải cùng cố gắng hoặc biết thông cảm, cất cái tôi của mình đúng lúc, không để tình trạng chiến tranh kéo dài. Vai trò then chốt được phân đều cho cả hai, trách nhiệm là như nhau.



fhgkjhljjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj
fhgkjhljjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj
Trả lời 12 năm trước

Bạn áp dụng chiêu này xem:

Cách 1: Sử dụng những vật trung gian như giấy note, email, thư giấy, điện thoại. Cách này nghe chừng hơi kỳ cục vì khi tức tối ai còn tâm trí đâu để sử dụng những phương tiện trên. Song mọi người sẽ lầm nếu đánh giá thấp các công cụ ở trên. Nếu lúc người chồng/vợ đang bực mình không còn đủ bình tĩnh để giảng giải cho nhau, vậy bao bức xúc để vào đâu. Lúc này cần đến giấy note và thư giấy. Hãy cho người bạn đời của mình viết tất cả các bực tức vào đấy, trình bày điểm nào chưa hài lòng, điểm nào hài lòng, mong muốn bạn đời khắc phục ra sao?

Khi đọc được những dòng chữ trong đó, ít nhiều người bạn đời sẽ phải lưu tâm và có xu hướng tiếp thu, sửa chữa. Tương tự như vậy là email, áp dụng với các cặp chồng vợ là dân văn phòng, sử dụng mạng internet thường xuyên. Một lá thư điện tử với tốc độ cực nhanh tất nhiên cũng làm cho cơn bực tức của cả hai giảm nhanh nếu lời lẽ trong đó chứa đựng nội dung xây dựng và giải quyết triệt để. Điện thoại giờ đã phổ thông, rất dễ dàng đóng vai người hòa giải chỉ bằng một tin nhắn hoặc cuộc gọi. Lợi thế như vậy, tại sao lai không sử dụng nhỉ?

Cách 2: Nhờ bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ. Nếu như các bậc phụ huynh có tiếng nói và là người có uy tín với vợ/chồng thì tại sao không nhờ những người trung gian này góp tiếng nói nhằm giải quyết xung đột cơ chứ. Bố mẹ nào cũng muốn con cái mình hạnh phúc. Nếu chàng rể hoặc con dâu lựa lời khéo léo nhờ vả. Thế nào các cụ chẳng vào cuộc nhỏ to với con gái/contrai mình để khuyên bảo, chấn chỉnh hoặc chí ít cũng nói tốt cho một trong hai người.

Cách 3: Tranh thủ sự có mặt của bạn chồng/vợ để làm lành. Cách này không phải lúc nào cũng áp dụng được nhưng nếu có cơ hội hãy tranh thủ thật nhanh. Nhân có bạn chồng/vợ, vừa tiếp chuyện với bạn vừa nói chuyện với chồng/vợ để xóa bỏ khoảng cách giận hờn. Tổ chức bữa cơm thân mật hoặc cơm khách cũng là cách gần gũi cho hai vợ chồng giận nhau khi có bạn ở đấy.

Cách 4: Đưa con cái vào cuộc. Nếu con cái đang độ tuổi đi học mẫu giáo hay lớp 1 hoặc 2 thì người chồng/vợ có thể nhờ con chuyển lời xin lỗi tới người bạn đời, biến con cái thành cầu nối cho cả hai vợ chồng mỗi khi xung đột. Cách này vừa hiệu quả, vừa dễ áp dụng, vợ chồng lại xóa bỏ được mặc cảm trước sự ngây thơ đáng yêu của con cái.

Nhóm cách này đòi hỏi người vợ/chồng phải biết tận dụng tối đa lợi thế của người trung gian, vật trung gian. Nên áp dụng tự nhiên, không máy móc và phải biết lường trước tình hình, thuận lợi, khó khăn cũng như khéo léo khi nhờ vả trung gian.


Huỳnh Anh
Huỳnh Anh
Trả lời 12 năm trước

Khắc khẩu mà yêu thương, không xúc phạm gia đình hai bên thì nên quá đi chứ! Vì khắc khẩu mới sống bền được đó bạn.

hung hoa
hung hoa
Trả lời 11 năm trước

không nên sống chung, mệt người