Tổng Quan Thị Trường Bảo Hiểm Việt Nam Năm 2014 (Phần 2)

Liên hệ

Từ Liêm


Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam năm 2014

Về số lượng hợp đồng bảo hiểm khai thác mới (hợp đồng bảo hiểm chính)

Năm 2014, ước đạt 1.252.157 hợp đồng, tăng 6,26% so với cùng kỳ 2013. Trong đó, số lượng hợp đồng khai thác mới của sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng lớn nhất (ước khoảng 36,2%, so với năm 2013 là 34,9%), tiếp theo là sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (ước khoảng 33,2% so với năm 2013 là 41,2%) và bảo hiểm liên kết chung (ước khoảng 29,3% so với năm 2013 là 25,5%), số lượng hợp đồng khai thác mới của sản phẩm bảo hiểm trả tiền định kỳ và sản phẩm bảo hiểm trọn đời chiếm tỷ trọng không đáng kể 0,4% (trong đó Bảo Việt Nhân thọ triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trả tiền định kỳ, Prudential triển khai sản phẩm bảo hiểm trọn đời).

Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2014

Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2014

Các doanh nghiệp tập trung khai thác sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp có Prudential, Manulife, Dai-ichi, Hanwha, Cathay, Fubon, Aviva, Generali. Các doanh nghiệp có tỷ trọng sản phẩm bảo hiểm liên kết chung lớn trong tổng số lượng hợp đồng khai thác mới là Prudential, ACE, Dai-ichi, AIA, BVNT. Một số doanh nghiệp sử dụng kênh phân phối bưu điện và ngân hàng như Prévoir, VCLI có số lượng hợp đồng bảo hiểm tử kỳ khai thác mới chiếm đa số.

Tính đến hết năm 2014, toàn thị trường bảo hiểm có 4 DNBH nhân thọ đã triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí là Manulife, AIA, Dai-ichi và PVI Sun Life. Kết quả khai thác trong năm 2014 ước đạt 12.040 hợp đồng, chiếm tỷ trọng 1% tổng số hợp đồng khai thác mới.

Tỷ trọng hợp đồng khai thác mới theo nghiệp vụ

Tỷ trọng hợp đồng khai thác mới theo nghiệp vụ

Về doanh thu phí khai thác mới

Năm 2014, doanh thu phí khai thác mới ước đạt 8.678 tỷ đồng, tăng 12,59% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu phí khai thác mới là bảo hiểm hỗn hợp, tương ứng với tổng doanh thu phí khai thác mới 3.839 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 44,23%) và bảo hiểm liên kết đầu tư, tương ứng với tổng doanh thu phí khai thác mới 3.600 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 41,48%), riêng đối với nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí, tính đến hết năm 2014, tổng doanh thu phí khai thác mới ước đạt 188,36 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 2,17%).

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 12 trên tổng số 17 DNBH nhân thọ triển khai nghiệp vụ bảo hiểm liên kết chung; 02 DNBH nhân thọ triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị là Manulife và Prudential.

Tỷ trọng doanh thu phí khai thác mới theo nghiệp vụ

Tỷ trọng doanh thu phí khai thác mới theo nghiệp vụ

Chất lượng hợp đồng khai thác mới

Phí bảo hiểm bình quân hợp đồng khai thác mới ước đạt 6,9 triệu/hợp đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2013. Phí bảo hiểm bình quân của một hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp là 9,33 triệu/ hợp đồng, một hợp đồng liên kết chung là 7,98 triệu/hợp đồng, hợp đồng tử kỳ là 0,66 triệu/hợp đồng.

Các doanh nghiệp có phí bảo hiểm bình quân khai thác mới cao gồm Generali (ước khoảng 30,92 triệu/hợp đồng), Phú Hưng (ước khoảng 17,35 triệu/hợp đồng), Aviva (ước khoảng 16,34 triệu/hợp đồng), PVI Sun Life (ước khoảng 13,14 triệu/hợp đồng), ACE (ước khoảng 11,96 triệu/hợp đồng), Dai-ichi (ước khoảng 11,82 triệu/hợp đồng), AIA (ước khoảng 11,26 triệu/hợp đồng). Manulife (ước khoảng 9,5 triệu/hợp đồng).

 Phí khai thác mới bình quân

 Phí khai thác mới bình quân (Đơn vị: triệu đồng)

Về thị phần doanh thu khai thác mới

Nhóm dẫn đầu thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới bao gồm: Prudential (ước đạt 24,6%), Bảo Việt Nhân thọ (ước đạt 24%), tiếp đến là, Dai-ichi (ước đạt 11,33%), Manulife (ước đạt 11,13%), AIA (ước đạt 10,35%), ACE (ước đạt 5,76%), Prévoir (ước đạt 2,76%), Hanwha Life (ước đạt 2,72%), PVI Sun Life (ước đạt 2,56%), Generali (ước đạt 2,24%). Các doanh nghiệp chiếm thị phần nhỏ như: Aviva (ước đạt 0,81%), VCLI (ước đạt 0,65%), Cathay (ước đạt 0,53%), Fubon (ước đạt 0,22%), Phú Hưng và GE (ước đạt 0,17%).

Hợp đồng có hiệu lực

Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ năm 2014 ước đạt 27.327 tỷ đồng (tăng 17,44% so với năm 2013), trong đó tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm hỗn hợp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 59,44%, tiếp đến là bảo hiểm liên kết đầu tư với 30,16%, bảo hiểm tử kỳ 1,95%, các nghiệp vụ còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ

Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ (Đơn vị: Tỷ đồng)

Số lượng hợp đồng có hiệu lực (theo hợp đồng chính) ước đạt 5.650.133 hợp đồng, tăng 10,07% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng đa số (56,44%), tiếp đến là sản phẩm tử kỳ (22,12%), sản phẩm liên kết đầu tư (19,99%), các sản phẩm còn lại chiếm 1,4%. Các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao về số lượng hợp đồng có hiệu lực bao gồm PVI Sunlife, Generali, Aviva, Prévoir, Hanwha, VCLI.

Số lượng hợp đồng có hiệu lực (theo hợp đồng chính)

Số lượng hợp đồng có hiệu lực (theo hợp đồng chính)

Về thị phần doanh thu phí

Thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm nhìn chung không có sự thay đổi đáng kể so với cùng kỳ năm 2013. Thứ tự cụ thể như sau: Prudential 32,85%, Bảo Việt Nhân thọ 26,94%, Manulife 11,49%, Dai-ichi 9,51%, AIA 8,45%, ACE 4,76%, Hanwha Life 1,43%, Prévoir 1,34% các doanh nghiệp còn lại chiếm thị phần nhỏ không đáng kể.

Về tình hình tài chính thị trường bảo hiểm nhân thọ

Tổng tài sản

Tổng tài sản của các DNBH nhân thọ năm 2014 ước đạt 114.384 tỷ đồng tăng 18,46% so với cùng kỳ năm 2013. Biên khả năng thanh toán của các DNBH nhân thọ đều cao hơn nhiều so với biên KNTT tối thiểu theo quy định của pháp luật. Không kể đến các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 6 năm đều có lãi và tăng vốn chủ sở hữu nhờ lợi nhuận để lại.

Trong năm 2014, có 4 doanh nghiệp tăng vốn điều lệ là Hanwha (tăng 931,4 tỷ đồng), Prévoir (tăng 70 tỷ đồng), Generali (tăng 374 tỷ đồng) và GE (tăng 90 tỷ đồng).

Hoạt động đầu tư

Tổng số tiền đầu tư năm 2014 đạt khoảng 103.276 tỷ đồng tăng 18,52% so với cùng kỳ năm 2013. Tính đến tháng 2014, doanh thu từ hoạt động đầu tư ước đạt 9.394 tỷ đồng, tăng 17,94% so cùng kỳ năm 2013. Cơ cấu đầu tư của các DNBH nhân thọ mang tính an toàn với khoảng 62,9% đầu tư vào trái phiếu chính phủ và 24,8% đầu tư vào tiền gửi ngân hàng. Các hạng mục đầu tư rủi ro cao như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 4,6% tổng tài sản đầu tư.   

Tỷ trọng theo danh mục đầu tư

Tỷ trọng theo danh mục đầu tư

Về dự phòng nghiệp vụ:

Tổng dự phòng nghiệp vụ năm 2014 ước đạt 81.287 tỷ đồng, tăng 20,96% so với năm 2013, chiếm khoảng 71% tổng tài sản của thị trường.


Bình luận

HẾT HẠN

0985 536 688
Mã số : 11638617
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 31/10/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn